Ánh sáng màu cam là dấu hiệu sự sống ngoài không gian

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra sương mù có thể là chìa khóa để tìm ra những hành tinh có thể sống được.

Ánh sáng màu cam là dấu hiệu sự sống ngoài không gian

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng bụi khí quyển bao quanh một hành tinh có thể cho biết thế giới đó có khả năng thích hợp cho sự sống hoặc thậm chí là dấu hiệu của sự sống.


Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ Trái đất và bụi khí quyển từng bao phủ hành tinh chúng ta.
Lớp màn màu cam này có thể cho biết hành tinh đấy có khả năng thích hợp cho sự sống hoặc đã từng tồn tại sự sống ở đây.

Nghiên cứu sinh tiến sĩ Giada Arney của Đại học Washington và các đồng sự đã lựa chọn phân tích Trái đất ở kỷ Thái cổ, khoảng 2,5 tỉ năm trước, vì đây là “hành tinh xa lạ nhất mà chúng tôi có dữ liệu địa hóa”.

Ánh sáng màu cam là dấu hiệu sự sống ngoài không gian ảnh 1

Lớp bụi màu cam của một hành tinh xa xôi trong không gian đã được NASA quan sát, phát hiện (ảnh: Daily Mail)

Phương pháp dùng Trái đất như là hình mẫu giả định cho các hành tinh ngoài không gian trong việc mô hình hóa trên máy tính để mô phỏng xem những thế giới như vậy có thể là giống điều gì và trong hoàn cảnh nào thì chúng có thể thích hợp cho sự sống cũng đã được các nhà thiên văn học áp dụng phổ biến.
Nhận đình này được xây dựng trên cơ sở các nghiên cứu khác cho thấy rằng Trái đất ở thời kỳ đầu đã liên tục bị che lấp bởi một lớp bụi hữu cơ màu cam nhạt, tương tự như trên hành tinh kia.
Lớp bụi này đã được hình thành hàng tỷ năm trước trên Trái đất, do ánh sáng phá vỡ các phân tử mêtan trong khí quyển thành nhiều hợp chất hữu cơ phức tạp của hydro và carbon.
Cô Arney cho biết, “những thế giới bị may bụi che phủ dường như có ở cả hệ mặt trời của chúng ta lẫn các hành tinh ngoài không gian mà chúng ta đã xác định được đặc điểm cho đến nay”.
"Nghiên cứu Trái đất với một lớp bụi toàn cầu cho phép chúng tôi để đặt hành tinh của mình vào bối cảnh của những thế giới khác, và khi đó, lớp bụi thậm chí có thể là dấu hiệu của sự sống".
Nghiên cứu mới đây đã sử dụng mô phỏng quang hóa, khí hậu và bức xạ để nghiên cứu Trái đất thuở ban đầu được một lớp bụi hiđrô cácbon “fractan” (hay còn được biết đến là mạng lưới các hạt cacbon giống hệ chiết hình) bao phủ.
Điều này có nghĩa là các hạt bụi được tạo ra không phải là hình cầu, như vẫn được dùng trong hầu hết các mô phỏng, mà là những khối kết tụ của những hạt hình cầu, không hẳn là không giống chùm nho nhưng chỉ nhỏ hơn một hạt mưa.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy một đám mây fractan có thể làm giảm đáng kể nhiệt độ bề mặt hành tinh.

Ánh sáng màu cam là dấu hiệu sự sống ngoài không gian ảnh 2
Trái đất thuở ban đầu cũng từng bị một lớp bụi khí quyển hữu cơ màu cam bao phủ (ảnh: Daily Mail)

Arney và nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra hiện tượng nguội lạnh sẽ phần nào được cản lại do hiệu ứng nhà kính có xu hướng làm cho một hành tinh ấm lên.
Như vậy, kết hợp hai yếu tố này sẽ tạo ra một nơi có nhiệt độ trung bình toàn cầu vừa phải lại có thể duy trì sự sống.
Lớp bụi cũng hấp thụ tia cực tím rất tốt đến mức nó là lá chắn bảo vệ chiến lược của Trái đất kỷ Thái cổ khỏi bức xạ chết người trước khi ôxy và tầng ôzôn hình thành.
Lớp màn màu cam có lợi cho các tầng sinh quyển bề mặt vừa phát triển trên Trái đất, và điều này có thể xảy ra cho các hành tinh ngoài không gian tương tự.
Nhà nghiên cứu Shawn Domagal-Goldman của Trung tâm bay vũ trụ Goddard của NASA tại Greenbelt, Maryland, trả lời một cuộc phỏng vấn mới đây rằng “nghiên cứu của Giada cho thấy rằng lớp bụi này có thể gắn với sự sống theo nhiều cách hơn so với chúng ta dự đoán trước đây”.
Cô Arney cho biết thêm rằng các nhà thiên văn thường liên tưởng các hành tinh ngoài không gian giống Trái Đất như những chấm màu xanh nhạt - sau bức ảnh nổi tiếng của Trái đất tàu vũ trụ Voyager chụp được – “nhưng với lớp bụi này, Trái đất đã từng là một “chấm màu cam nhạt”.
Theo phapluattp

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ