Anh phong tỏa quốc gia, Hy Lạp và Áo tăng cường chống Covid-19

GD&TĐ - Thủ tướng Anh Boris Johnson đã ra lệnh phong tỏa nước Anh trở lại vào hôm qua (31/10) sau khi nước này vượt mốc 1 triệu ca mắc Covid-19 và làn sóng dịch thứ 2 đang đe dọa nhấn chìm dịch vụ y tế.

Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân tại Italy.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân tại Italy.

Vương quốc Anh hiện có số ca tử vong chính thức vì Covid-19 cao nhất châu Âu đang ghi nhận hơn 20.000 ca mắc mới mỗi ngày và các nhà khoa học cảnh báo viễn cảnh “tồi tệ nhất” có thể chứng kiến số ca tử vong vượt 80.000.

Tại một cuộc họp báo, Thủ tướng Johnson cho biết lệnh phong tỏa toàn quốc kéo dài 1 tháng sẽ bắt đầu vào nửa đêm ngày 5/11 và kéo dài đến ngày 2/12.

Tại một trong số những hạn chế nghiêm trọng nhất lịch sử thời bình của Anh, mọi người sẽ chỉ được phép ra khỏi nhà vì những lý do cụ thể như học tập, làm việc, tập thể dục, mua sắm nhu yếu phẩm, thuốc men hoặc chăm sóc những người dễ bị tổn thương.

Chính phủ sẽ khôi phục lại kế hoạch trợ cấp tiền lương do virus corona để đảm bảo những người lao động tạm thời bị nghỉ việc trong thời gian phong tỏa trên khắp nước Anh nhận được 80% tiền lương của mình.

Theo Thủ tướng Johnson, trong lệnh phong tỏa này, các cửa hàng bán đồ thiết yếu, trường học vẫn mở cửa, các môn thể thao chuyên nghiệp sẽ tiếp tục nhưng các môn thể thao nghiệp dư dành cho người lớn và trẻ em sẽ được yêu cầu dừng lại.

Thủ tướng Johnson áp đặt các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt sau khi giới khoa học cảnh báo về đợt bùng phát mạnh và cần có hành động để ngăn chặn sự lây lan nếu các gia đình hy vọng về một cuộc tụ họp có thể có trong Giáng sinh.

Trước Anh, Pháp và Đức cũng đưa ra lệnh phong tỏa để ngăn chặn làn sóng dịch thứ 2.

Trong khi đó tại Áo, hôm qua, nhà chức trách tuyên bố phong tỏa một phần khiến các nhà hàng và quán bar phải đóng cửa trong 4 tuần, các sự kiện văn hóa, thể thao, giải trí bị hủy và người dân được yêu cầu ở trong nhà sau 8 giờ tối khi chính phủ cố gắng ngăn chặn đợt bùng phát số ca nhiễm Covid-19.

Thủ tướng Sebastian Kurz cho biết các giới hạn sẽ được áp dụng từ 3/11 cho tới cuối tháng 11. Các công ty bị ảnh hưởng bởi lệnh phong tỏa sẽ được bồi thường 80% doanh thu từ tháng 11 trước, nhưng họ phải giữ chân nhân viên của mình.

Áo đang ghi nhận 301,1 ca mắc trên 100.000 dân trong 7 ngày qua. So với 110,9 ca tại quốc gia Đức láng giềng – nơi cũng đã áp đặt lệnh phong tỏa 4 phần kéo dài 4 tuần kể từ ngày mai.

Tại Hy Lạp, nhà chức trách sẽ mở rộng lệnh giới nghiêm về đi lại vào ban đêm và đóng cửa nhà hàng, quán bar tại các khu vực đông dân nhất đất nước trong hơn 1 tháng từ 3/11 để kiềm chế virus corona. Ban đầu Hy Lạp có số ca mắc ít hơn hầu hết các nước châu Âu nhưng từ đầu tháng 10, số ca mắc dầ tăng lên.

Trong khi đó Italy báo cáo 31.758 ca mắc Covid-19 trong 24 giờ qua, Bộ Y tế cho biết hôm qua. Đây là số ca mắc trong ngày cao nhất kể từ khi cuộc khủng hoảng y tế bắt đầu, so với kỷ lục trước ghi nhận ngày 31.084. Số ca tử vong vì nCov là 297 ca, so với 199 ca hôm 30/10.

Theo CNA

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.