Anh: Nhiều trường chấm dứt hợp đồng với nhân viên

Anh: Nhiều trường chấm dứt hợp đồng với nhân viên

Động thái này được đưa ra khi các trường ĐH Anh phải đối mặt với việc mất hàng trăm triệu bảng từ học phí của SV, do ảnh hưởng của Covid-19. Theo Liên minh ĐH và CĐ (UCU), có hơn 50% nhân viên hợp đồng tại các tổ chức GD này. Trước tình hình này, UCU cho biết đã viết thư kêu gọi chính phủ “bảo vệ” tất cả nhân viên, kể cả những người được ký hợp đồng ngắn hạn, bằng cách trả 80% tiền lương.

Phó Hiệu trưởng của Trường ĐH Sussex - Adam Tickell đã gửi một email đến các trưởng phòng, ban nhằm thông báo rằng, “hành động ngay lập tức” này là lựa chọn bắt buộc để bảo vệ tài chính của trường. Kế hoạch bao gồm chấm dứt việc làm của tất cả gia sư và nhân viên truyền thông, tạm dừng tuyển dụng vô thời hạn. Cũng theo ông Tickell, mặc dù các khoản tiết kiệm chi phí đã được tính toán, song việc triển khai của nhà trường đang được đẩy nhanh.

Trong khi đó, Trường ĐH Newcastle đã gửi thông báo tới các học giả về hợp đồng có thời hạn. Trường ĐH Bristol cũng đưa ra biện pháp tương tự bằng cách sa thải 84 nhân viên có hợp đồng tạm thời và ngắn hạn do sự bùng phát của Covid-19. Trong email gửi đến những nhân viên bị ảnh hưởng, người quản lý nhân sự của trường cho biết, hợp đồng sẽ kết thúc sớm vào ngày 9/4.

Chia sẻ với truyền thông, một trong những nhân viên bị ảnh hưởng và là người đã làm việc tại trường nhiều năm, cho biết hợp đồng hiện tại của anh sẽ hết hạn trong vài tuần tới.

Nhân viên hợp đồng có thời hạn, bao gồm giảng viên, nhà nghiên cứu và nhân viên hỗ trợ SV tại các Trường ĐH Bristol, Newcastle và Sussex đã phải tạm thôi việc hoặc được thông báo rằng, hợp đồng của họ có thể phải kết thúc sớm hoặc không được gia hạn.

Trước bối cảnh này, Tổng Thư ký của ĐH và CĐ - bà Jo Grady kêu gọi: “Các trường ĐH nên ngừng sa thải bất kỳ nhân viên nào, ít nhất là trong giai đoạn khủng hoảng này. Và sau đó, họ cần xem xét nhu cầu của nhân viên. Nhân viên bị sa thải vào thời điểm này sẽ gần như không thể tìm được việc làm thay thế trong khi cuộc khủng hoảng vẫn tiếp diễn”.

Cũng theo bà Grady, chính phủ nên hỗ trợ tài chính cho các tổ chức GD này và bảo đảm rằng, sẽ không có trường nào đi đến bờ vực phá sản.

Ông Jordan Osserman - nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Birkbeck thuộc Trường ĐH London và là một trong những người tổ chức chiến dịch chống lại việc cắt giảm nhân sự, khẳng định: “Các nhà quản lý ĐH cần hành động ngay và bảo đảm an toàn việc làm trong 2 năm với mức lương bằng hoặc cao hơn hiện tại cho tất cả các nhân viên”.

Trước nhiều phản ứng trái chiều, phát ngôn viên của Trường ĐH Bristol tuyên bố, tổ chức này đã quyết định sẽ chấm dứt hợp đồng lao động tạm thời và lao động bình thường sớm hơn. Bởi, những nhân viên này “không thể làm việc tại nhà”, hoặc việc giảng dạy hay nghiên cứu không còn là điều thiết yếu trong lúc này. “Các nhân viên này đã nhận được thông báo hai tuần, thay vì một tuần như thường lệ”, người này nói thêm.

Trong khi đó, phát ngôn viên của Trường ĐH Sussex cho biết, các biện pháp cắt giảm chi phí sẽ đồng nghĩa với việc ngừng sử dụng nhân viên tạm thời. “Tất cả các khoản chi trả sẽ được chuyển tới nhân viên khi hợp đồng cố định kết thúc. Sau đó, nhà trường sẽ xem xét và quyết định liệu hợp đồng có được gia hạn hay không”, đại diện trường cho hay.

Trái lại, Trường ĐH Newcastle khẳng định sẽ không yêu cầu bất kỳ nhân viên nào nghỉ việc khi Covid-19 bùng phát. Nhà trường cũng tuyên bố sẽ xem xét kỹ lưỡng hoàn cảnh của những nhân viên có hợp đồng sắp hết hạn trong thời gian khó khăn này để hỗ trợ họ.

Theo The Guardian

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Quy về thang điểm chung

GD&TĐ - Việc quy về một thang điểm chung là hoàn toàn khả thi; nếu khó cũng nên làm vì lợi ích chung của cả hệ thống...

Những ký ức trong tim

Những ký ức trong tim

GD&TĐ - Những năm tháng học trò là quãng thời gian đáng nhớ nhất, là lúc ta được trải nghiệm những giây phút vui buồn, với bao nhiêu khoảnh khắc không thể phai nhạt.