An toàn trường học là mối quan tâm hàng đầu trong giáo dục

GD&TĐ - Ngày 7/2 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo về “An toàn trường học”, tham dự có các nhà nghiên cứu, quản lý giáo dục và đại diện nhà trường.

An toàn trường học là mối quan tâm hàng đầu trong giáo dục.
An toàn trường học là mối quan tâm hàng đầu trong giáo dục.

Đây là hội thảo tập huấn do Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phối hợp với Hội đồng Anh và Hội đồng khảo thí và Giáo dục quốc tế Đại học Cambridge, Vương quốc Anh, đồng tổ chức, nhằm thảo luận về các kiến ​​thức và tìm giải pháp cho an toàn trường học cũng như chia sẻ các bài học, kinh nghiệm thực tiễn trong xây dựng môi trường an toàn trong trường học và giáo dục; trang bị cho học sinh các kỹ năng đảm bảo an toàn cho bản thân.

Phát biểu khai mạc hội thảo, GS. Lê Anh Vinh - Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục cho biết: Giáo dục là chìa khóa để xây dựng xã hội hòa bình, tuy nhiên đối với hàng triệu trẻ em trên toàn thế giới, chính trường học lại là nơi không an toàn. Theo báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc UNICEF, một nửa số học sinh từ 13 đến 15 trên toàn thế giới – ước tính khoảng 150 triệu – cho biết đã từng bị bạo lực bởi các bạn đồng trang lứa ngay trong nhà trường và ở các khu vực xung quanh trường học.

Khảo sát Chỉ số Mục tiêu Phát triển Bền vững của Việt Nam về Trẻ em và Phụ nữ năm 2020-2021 chỉ ra rằng hơn 72% trẻ em trong độ tuổi từ 10 đến 14 đã từng bị kỷ luật bạo lực. Trong đó có 39% trẻ em bị bạo lực tinh thần, 47% bị xâm hại thể chất, 20% bị xâm hại tình dục và 29% bị bỏ bê. Khảo sát này cũng cho thấy một nửa học sinh Việt Nam không thích trường học vì lý do bạo lực, bao gồm xâm hại thể chất và lời nói bởi giáo viên và bạn bè.

Mỗi ngày, học sinh đối mặt với nhiều mối đe dọa, bao gồm đánh nhau, bắt nạt - cả trực tiếp và trên mạng, kỷ luật bạo lực, quấy rối tình dục và bạo lực có vũ khí. Về ngắn hạn, bạo lực ảnh hưởng đến việc học tập của các em, và về lâu dài bạo lực có thể dẫn đến trầm cảm, lo âu và thậm chí tự sát. Bạo lực là một bài học không thể quên mà không trẻ em nào cần học.

Các đại biểu tham dự Hội thảo An toàn trường học tại Hà Nội.

Các đại biểu tham dự Hội thảo An toàn trường học tại Hà Nội.

Tại phiên thảo luận với chủ đề an toàn trường học từ góc nhìn đa chiều, các chuyên gia cùng với những nhà quản lý, hoạch định chính sách và các thầy cô giáo đã chia sẻ nhiều nội dung về vấn đề này. Tiếp đó, tại phần tập huấn, các chuyên gia đã đưa ra các quan điểm về an toàn trường học, góp phần làm rõ những nội dung liên quan đến môi trường giáo dục an toàn, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các em học sinh.

Nội dung “An toàn trường học dưới góc nhìn đa chiều” đã được các diễn giả cùng nhau thảo luận về thực trạng và vai trò của giáo dục về an toàn trường học cho học sinh Việt Nam trong bối cảnh hiện nay; những thuận lợi và khó khăn khi triển khai giáo dục về an toàn trường học, các giải pháp đẩy mạnh an toàn trường học cho học sinh Việt Nam.

Tập huấn về An toàn trường học, bà Nguyễn Phương Anh, Quản lý về Bảo đảm An toàn cấp Quốc gia, Hội đồng Anh đã đưa ra khái niệm Bảo đảm An toàn (Safeguarding) và các khái niệm liên quan. Trong đó bà nhấn mạnh các loại hình, hình thức bạo hành/ngược đãi và dấu hiệu nhận biết người/ trẻ bị bạo hành/ ngược đãi. Cũng như việc ngăn ngừa, phòng chống và xử lý các hành vi có tính chất lạm dụng, xâm hại, ngược đãi đối với cả người lớn và trẻ em.

Các chuyên gia cùng nhìn nhận, trách nhiệm của nhà trường trong công tác Bảo đảm An toàn cho học sinh và cách xây dựng và triển khai hệ thống Bảo đảm An toàn trong Nhà trường. Các đại biểu sẽ được nghe về các tiêu chí báo cáo các quan ngại, cách phản ứng và xử trí khi tiếp nhận thông tin, các bối cảnh có thể diễn ra bạo hành và các yếu tố chính tạo ra văn hóa học đường an toàn.

Môi trường giáo dục có tác động quan trọng tới sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, góp phần tạo nên mục đích, động cơ, cung cấp phương tiện cho hoạt động và giao tiếp của học sinh. Nhờ đó mà mỗi học sinh chiếm lĩnh được những tri thức, thái độ, hành vi và thói quen tốt đẹp trong học tập và cuộc sống.

Một môi trường học tập an toàn với sự công bằng, không bạo lực, quan tâm đến sức khỏe thể chất, tinh thần và cảm xúc sẽ thúc đẩy sự phát triển về kiến thức, kỹ năng, thái độ, giá trị, đạo đức. Qua đó, học sinh có thể phát triển toàn diện cũng như phát huy hết tiềm năng của mình.- GS Lê Anh Vinh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink

Truyện ngắn: Mở trái tim yêu

GD&TĐ - Hạnh phúc của người đàn bà chính là có người đàn ông để nương tựa, nhưng Hiền thấy, đàn ông chỉ đem đến sự khổ đau...

Giải đáp có nên học ielts