Ăn tiền phân bón của dân nghèo, hai cựu cán bộ xã sa vòng lao lý

GD&TĐ - Lợi dụng việc hàng chục hộ dân nghèo được hưởng chính sách 135 theo Chương trình của Chính phủ, cựu Chủ tịch và cựu Kế toán xã ở Cao Bằng đã lập khống chứng từ ăn chặn tiền phân bón, vật nuôi của dân nghèo.

Bị cáo Lã Thị Viễn.
Bị cáo Lã Thị Viễn.

Ngày 22/4, TAND cấp cao tại Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm theo đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo Lã Thị Viễn (SN 1985) - cựu kế toán UBND xã Xuân Nội (huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) về tội "Tham ô tài sản”.

Ngoài ra trong vụ án này còn có Bế Văn Quỳnh (SN 1974) - cựu Chủ tịch UBND xã Xuân Nội, nhưng bị cáo này không kháng cáo và không bị kháng nghị.

Trước đó, tháng 1/2022, TAND tỉnh Cao Bằng đã mở phiên toà xét xử sơ thẩm và tuyên phạt cặp đôi cựu chủ tịch, cựu kế toán xã Xuân Nội cùng mức án 5 năm tù về tội danh như đã trên.

Theo bản án sơ thẩm, tháng 12/2020, Công an tỉnh Cao Bằng nhận được đơn tố cáo của các hộ dân nghèo xã Xuân Nội (huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) tố cáo Chủ tịch UBND xã Bế Văn Quỳnh thực hiện dự án hỗ trợ giảm nghèo không đúng quy định.

Theo tố cáo, năm 2018, các hộ dân nghèo trong xã Xuân Nội chỉ được cấp phát cây giống, không được cấp phân bón, không được tập huấn kỹ thuật và không được cấp phát tiền khoanh nuôi bảo vệ rừng năm 2019.

Tiến hành điều tra, cơ quan công an làm rõ từ năm 2016 - 2019, hai bị cáo đã có nhiều sai phạm trong quá trình thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo (Chương trình 135 của Chính phủ).

Cụ thể, năm 2016, UBND xã Xuân Nội được phê duyệt cấp cho 19 hộ dân, mỗi hộ được 68 con vịt siêu nạc.

Tuy nhiên trên thực tế, mỗi hộ dân chỉ nhận được 50 con vịt siêu nạc. Số vịt không cấp đủ cho 19 hộ dân là 342 con, tương ứng số tiền hơn 6,8 triệu đồng.

Năm 2018, thực hiện dự án cấp cây giống và phân bón cho 177 hộ dân, nhưng Chủ tịch UBND xã Xuân Nội và kế toán xã đã không mua phân bón để cấp cho 35 hộ, tương đương hơn 8,4 triệu đồng.

Ngoài ra, các bị cáo cũng không tổ chức tập huấn kỹ thuật tương ứng với số tiền hơn 3,9 triệu đồng.

Hai bị cáo sau đó đã giả mạo chữ ký để quyết toán khống hơn 12 triệu đồng.

Năm 2019, cặp đôi chủ tịch, kế toán xã vẫn không tổ chức tập huấn kỹ thuật cho các hộ dân, lập chứng từ khống để chiếm đoạt tiền dự án giảm nghèo.

Tổng số tiền Quỳnh và đồng phạm lập chứng từ khống để ăn chặn tiền của dân nghèo là hơn 12 triệu đồng.

Cũng theo bản án sơ thẩm, tổng số tiền hai bị cáo lập chứng từ khống để chiếm đoạt tiền của dự án năm 2018 và 2019 là hơn 25 triệu đồng.

Ngoài ra, cựu Chủ tịch UBND xã Xuân Nội là Bế Văn Quỳnh còn bị cáo buộc chiếm đoạt tiền của dự án năm 2016 là hơn 6,8 triệu đồng.

Tại phiên tòa phúc thẩm, cựu kế toán xã Xuân Nội tiếp tục thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội của bản thân.

Trình bày lý do kháng cáo, bị cáo Viễn cho rằng mức án mà bản thân bị cấp sơ thẩm tuyên phạt là quá nghiêm khắc và mong HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho mình.

Mặt khác, việc cấp tòa sơ thẩm áp dụng mức hình phạt tù đối với bị cáo ngang bằng với cựu Chủ tịch xã Xuân Nội là chưa cá thể hóa trách nhiệm hình sự và không bảo đảm tính công bằng giữa các bị cáo...

Xem xét kháng cáo của bị cáo Viễn, HĐXX phúc thẩm TAND Cấp cao tại Hà Nội nhận định, tòa cấp sơ thẩm đã xem xét đầy đủ các tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo và bị cáo cũng đã khắc phục hậu quả.

Số tiền bị cáo chiếm đoạt không lớn và do có nhiều tình tiết giảm nhẹ nên bị cáo được cấp sơ thẩm xử phạt dưới khung hình phạt là phù hợp.

Tuy nhiên, theo hồ sơ vụ án, bị cáo Viễn chỉ giữ vai trò giúp sức, làm theo sự chỉ đạo của Bế Văn Quỳnh nhưng tòa sơ thẩm xử phạt bị cáo 5 năm tù, tương xứng cựu Chủ tịch xã Xuân Nội là chưa phù hợp.

Cấp phúc thẩm cho rằng cần phải phân hóa và cá thể hóa vai trò phạm tội của từng người trong vụ án... Do đó, HĐXXTAND cấp cao tại Hà Nội quyết định chấp nhận kháng cáo của bị cáo Lã Thị Viễn, đồng thời giảm từ 5 năm tù xuống còn 4 năm tù cho cựu kế toán xã Xuân Nội.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.
Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.
Minh họa/INT

Khi nào Hamas buông súng?

GD&TĐ - Việc phát hiện hố chôn gần 240 thi thể trong bệnh viện Nasser ở thành phố Khan Younis, phía Nam Dải Gaza, thể hiện rõ nhất sự đẫm máu của cuộc xung đột.