Ăn thực phẩm này thường xuyên làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường

GD&TĐ - Chuyên gia khuyến nghị, người thường xuyên ăn thịt, đặc biệt là thịt đỏ, thịt chế biến sẵn cần giảm lượng nạp vào nếu không muốn mắc bệnh tiểu đường

Những người thường xuyên ăn thịt, đặc biệt là thịt đỏ và thịt chế biến sẵn cần phải giảm lượng nạp vào. (Ảnh: ITN)
Những người thường xuyên ăn thịt, đặc biệt là thịt đỏ và thịt chế biến sẵn cần phải giảm lượng nạp vào. (Ảnh: ITN)

Nghiên cứu về thịt và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Các nhà nghiên cứu của Đại học Cambridge đã nghiên cứu dữ liệu liên quan đến 1,97 triệu người trưởng thành từ Đông Nam Á, châu Âu, Tây Thái Bình Dương, châu Mỹ và Đông Địa Trung Hải để tìm ra mối liên hệ giữa việc tiêu thụ thịt và bệnh tiểu đường loại 2, một tình trạng mãn tính.

Theo phát hiện, tiêu thụ 50 gam thịt chế biến sẵn mỗi ngày có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn 15% trong 10 năm tới.

Ăn 100 gram thịt đỏ chưa qua chế biến mỗi ngày cũng có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn 10%.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng việc thay thế thịt chế biến sẵn bằng thịt gia cầm có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh mãn tính.

Mối liên hệ giữa thịt và bệnh tiểu đường loại 2

2. Cac nha nghien cuu phat hien.jpg
Các nhà nghiên cứu phát hiện ăn hai khẩu phần thịt đỏ mỗi tuần sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2. (Ảnh: ITN)

Tiến sĩ Hridish Narayan Chakravarti, bác sĩ chuyên về tiểu đường và nội tiết tại Ấn Độ cho biết: “Bệnh tiểu đường loại 2 là một chứng rối loạn chuyển hóa đặc trưng bởi tình trạng kháng insulin và lượng đường trong máu cao.

Nghiên cứu chỉ ra rằng cả thịt chế biến sẵn (như thịt xông khói, xúc xích và thịt nguội) và thịt đỏ chưa qua chế biến (như thịt bò, thịt lợn và thịt cừu) đều có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Chuyên gia khẳng định, bạn nên cẩn thận hơn khi tiêu thụ thịt chế biến sẵn. Chúng có nhiều chất bảo quản và natri hơn, có thể góp phần gây viêm và làm giảm độ nhạy insulin.

Ngoài ra, hàm lượng calo cao và ít chất xơ trong những loại thịt này cũng dẫn đến béo phì, đây là một yếu tố nguy cơ đáng kể của bệnh tiểu đường loại 2.

Phương pháp nấu thịt cũng ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Các phương pháp nấu ăn ở nhiệt độ cao như nướng, chiên tạo ra các hợp chất có hại.

Tiến sĩ Chakravarti giải thích: “Những hợp chất này được hình thành khi thực phẩm giàu protein được nấu ở nhiệt độ cao, góp phần gây ra chứng viêm và stress oxy hóa trong cơ thể”.

Hợp chất AGE đặc biệt đáng lo ngại vì chúng có thể cản trở chức năng insulin, thúc đẩy tình trạng kháng insulin, một đặc điểm chính của bệnh tiểu đường loại 2.

Mặt khác, các phương pháp như hấp, luộc hoặc nấu chậm ở nhiệt độ thấp hơn sẽ giảm thiểu sự hình thành các hợp chất có hại này và do đó, giảm rủi ro liên quan đến việc tiêu thụ thịt.

Những tác hại khác của việc ăn thịt đã qua chế biến và thịt đỏ chưa qua chế biến

Ngoài nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, còn có một số tác hại khác liên quan đến việc tiêu thụ thịt đỏ đã qua chế biến và chưa qua chế biến.

Bệnh tim

Ăn nhiều chất béo bão hòa, cholesterol và natri trong các loại thịt này có thể dẫn đến tăng huyết áp và mức cholesterol. Chakravarti cho biết: “Hai điều này được biết đến là nguyên nhân làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim”.

Ung thư

Đặc biệt, các loại thịt chế biến sẵn được Tổ chức Y tế Thế giới xếp vào nhóm chất gây ung thư Nhóm 1, nghĩa là có bằng chứng cho thấy những loại thịt này có thể gây ung thư, đặc biệt là ung thư đại trực tràng hoặc ruột kết.

Nitrat và nitrit được thêm vào các loại thịt này trong quá trình chế biến có thể tạo thành nitrosamine, chất gây ung thư mạnh trong cơ thể.

Béo phì

Thịt đỏ và thịt chế biến sẵn chứa nhiều calo và ít chất xơ nên dễ dàng góp phần gây tăng cân và béo phì. Chakravarti nói: “Béo phì, một căn bệnh xảy ra khi cơ thể tích tụ nhiều chất béo, là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh mãn tính, bao gồm tiểu đường tuýp 2 và bệnh tim”.

Các sản phẩm thay thế lành mạnh hơn cho thịt đỏ và thịt chế biến

Để giảm thiểu rủi ro liên quan đến việc tiêu thụ thịt đỏ và thịt chế biến sẵn, các lựa chọn thay thế lành mạnh hơn nên được đưa vào chế độ ăn uống. Một số lựa chọn thay thế này bao gồm:

Gia cầm và cá

Thịt gà và cá là những nguồn protein nạc hơn với hàm lượng chất béo bão hòa thấp hơn so với thịt đỏ. Các loại cá béo như cá hồi, cá thu chứa nhiều axit béo omega-3, có đặc tính chống viêm.

Protein từ thực vật

Các loại đậu, chẳng hạn như đậu lăng và đậu xanh, là một số nguồn protein từ thực vật có thể thay thế thịt tốt cho sức khỏe.

Chakravarti cho biết: “Chúng chứa nhiều chất xơ và ít chất béo bão hòa hơn”. Ngoài ra, hạt diêm mạch, lúa mạch và các loại ngũ cốc nguyên hạt khác, cùng với các loại hạt, cũng cung cấp protein, chất béo lành mạnh và các chất dinh dưỡng thiết yếu.

Theo healthshots.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.