Những thực phẩm không nên kết hợp với thịt lợn
Quả mơ
Một lưu ý khi ăn thịt lợn giành cho bạn, đó là thịt lợn kiêng ăn với quả mơ. Do quả mơ có tính chua và thịt lợn mỡ có tính ngọt, lạnh khi ăn chúng với nhau sẽ dẫn tới tả, lỵ.
Tôm, ốc
Không nên ăn thịt lợn với tôm, ốc đồng vì chúng kỵ với nhau. Theo tương quan ngũ hành kiêng kị, nếu ăn thịt lợn với những loại thực phẩm này sẽ dễ gây lạnh bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.
Lá mơ
Thịt lợn và lá mơ đều là thực phẩm chứa hàm lượng lớn protein, nếu kết hợp với nhau sẽ dễ gây kết tủa đạm khiến cơ thể không thể hấp thu được dưỡng chất vốn có. Chính vì vậy, để tránh gặp phải tình trạng khó tiêu và ngộ độc, bạn nên tránh ăn thịt lợn cùng với lá mơ.
Thịt bò
Hàm lượng dinh dưỡng có trong thịt lợn và thịt bò hoàn toàn khác nhau, nếu nấu chung sẽ làm giảm các chất dinh dưỡng trong cả 2 loại thực phẩm này. Nguyên nhân là do thịt lợn có tính hàn còn thịt bò là tính ôn, tốt nhất nên nấu riêng từng loại thịt, vừa đảm bảo mùi vị món ăn, vừa bảo toàn được dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Đậu tương là một trong những thực phẩm giàu phốt pho, khi kết hợp với thịt lợn, hàm lượng phốt pho trong đậu tương có khả năng làm giá trị dinh dưỡng của thịt lợn giảm đi và ngược lại. Để hấp thụ tối đa dưỡng chất từ hai loại thực phẩm này, bạn không nên kết hợp đậu tương với thịt lợn.
Gừng
Nhiều người có thói quen thêm gừng vào thịt lợn khi chế biến để khử mùi hôi của thịt nhưng điều này hoàn toàn sai lầm. Thịt lợn thuộc thủy, gừng sống thuộc hỏa, sự kết hợp này sẽ dẫn đến thủy hỏa tương khắc gây ra chứng phong thấp, làm xuất hiện các nốt đen trên mặt.
Gan (đặc biệt là gan dê)
Các loại gan nói chung và gan dê nói riêng đều cấm kị sử dụng chung với thịt lợn. Chúng không chỉ khiến thịt lợn có mùi hôi, trở nên khó ăn mà còn gây ra hiện tượng trướng khí đầy bụng rất khó chịu.
Không nên ăn quá nhiều nội tạng bên trong lợn
Lòng già, lòng non
Lòng già, lòng non cũng là một trong những điểm lưu ý khi ăn thịt lợn. Nội tạng của lợn chứa rất nhiều protein và cholesterol không tốt cho những người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa. Nếu như chúng ta ăn nội tạng của lợn trong tình trạng chưa chín sẽ rất nguy hiểm do trong ruột lợn có chứa coli và các loại vi khuẩn gây nên bệnh tiêu chảy, thương hàn,… Bên cạnh đó, ăn nhiều nội tạng cũng là nguyên nhân gây các bệnh nguy hiểm khác như gout, gan nhiễm mỡ, béo phì, viêm tụy cấp,…
Gan lợn
Gan lợn là bộ phận chứa nhiều dinh dưỡng như đạm, vitamin A, B, D, nicotilic và axid folid. Đặc biệt Vitamin A trong gan lợn cao gấp nhiều lần so với thịt, cá, trứng, sữa. Bởi vậy, nhiều người ưa chế biến gan cho trẻ nhỏ, người già, người ốm, phụ nữ mang thai ăn mà không biết rằng gan là bộ phận độc hại.
Gan là bộ phận chuyển hóa và đào thải chất độc trong cơ thể lợn nên tại bộ phận này cũng tập trung nhiều chất cặn bã, mầm bệnh, cùng một hàm lượng độc tố nhất định. Trong gan cũng có nhiều ký sinh trùng như sán, virus gây bệnh.
Vì thế, khi mua gan nên chú ý lựa chọn gan có màu sắc tươi đặc trưng, không có đốm trắng, đỏ hay màu sắc bất thường. Trước khi chế biến, nên ngâm gan trong sữa tươi 30 phút để giúp tẩy mùi hôi và độc tố trong gan.
Óc lợn
Một lưu ý khi ăn thịt lợn là không nên ăn quá nhiều óc lợn. Về bản chất, óc lợn không thật sự tốt như mọi người vẫn nghĩ. Óc lợn không giúp phát triển trí thông minh như nhiều người lầm tưởng mà còn gây béo phì cho người ăn, nhất là trẻ nhỏ và những người mắc bệnh rối loạn mỡ máu, tim mạch,… Những nghiên cứu gần đây cho thấy trong óc lợn giàu vitamin C, B12, Niacin, và rất giàu lượng cholesterol và chất đạm ít hơn rất nhiều so với thịt nạc.
Trên đây là những thực phẩm khắc tinh với thịt lợn và những phần của con lợn mà bạn không nên ăn quá nhiều hãy cần lưu ý khi chế biến để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.