Ăn lạc có tác dụng gì?

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Lạc (đậu phụng) là một thực phẩm giàu dưỡng chất và có nhiều vitamin rất tốt cho sức khỏe đặc biệt là kéo dài tuổi thọ.

Lạc có nhiều lợi ích sức khỏe tương tự như các loại hạt đắt tiền. (Ảnh: ITN).
Lạc có nhiều lợi ích sức khỏe tương tự như các loại hạt đắt tiền. (Ảnh: ITN).

Đáng ngạc nhiên là đậu phộng (lạc) không thực sự thuộc họ hạt. Chúng được phân loại là cây họ đậu cùng với các loại thực phẩm như đậu xanh, đậu nành và đậu lăng.

Theo giới khoa học, cây lạc có thể có nguồn gốc từ Nam Mỹ (ở Brazil hoặc Peru). Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy đồ gốm 3.500 năm tuổi có hình hạt lạc ở Nam Mỹ.

Những năm 1800, người Mỹ bắt đầu trồng lạc như một loại cây thương mại. Trung bình, người Mỹ ăn hơn 2.7 milligram lạc mỗi năm. Ngày nay, 50% lượng lạc ở Hoa Kỳ được tiêu thụ dưới dạng bơ lạc.

Lợi ích của việc ăn lạc

Nhiều người cho rằng lạc không có giá trị dinh dưỡng như các loại hạt như hạnh nhân, óc chó hay hạt điều. Nhưng trên thực tế, lạc có nhiều lợi ích sức khỏe tương tự như các loại hạt đắt tiền, vì thế bạn không nên bỏ qua loại thực phẩm bổ dưỡng này.

Sức khỏe tim mạch

Ăn lạc cũng có thể giúp bạn sống lâu hơn. (Ảnh: ITN).

Ăn lạc cũng có thể giúp bạn sống lâu hơn. (Ảnh: ITN).

Lâu nay, người ta đã chú ý nhiều đến quả óc chó và hạnh nhân như những loại thực phẩm “tốt cho tim mạch”, do chúng có hàm lượng chất béo không bão hòa cao. Nhưng nghiên cứu cho thấy rằng lạc cũng tốt cho sức khỏe tim mạch tương đương các loại hạt đắt tiền.

Cụ thể, lạc giúp ngăn ngừa bệnh tim bằng cách giảm mức cholesterol. Chúng cũng có thể ngăn chặn sự hình thành các cục máu đông nhỏ và giảm nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ.

Giúp giảm cân

Thực phẩm có nhiều protein giúp bạn cảm thấy no với ít calo hơn. Trong số các loại hạt, lạc chỉ đứng sau hạnh nhân khi nói đến lượng protein.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người tiêu thụ một lượng lạc vừa phải trong chế độ ăn uống của họ sẽ không bị tăng cân.

Kéo dài tuổi thọ

Ăn lạc cũng có thể giúp bạn sống lâu hơn. Một nghiên cứu quy mô lớn cho thấy những người thường xuyên ăn bất kỳ loại hạt nào (bao gồm cả lạc) ít có khả năng tử vong vì bất kỳ nguyên nhân nào hơn những người hiếm khi ăn các loại hạt.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Lạc là một loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, có nghĩa là ăn chúng sẽ không làm tăng lượng đường trong máu của bạn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn lạc có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 ở phụ nữ.

Giảm viêm

Lạc là một nguồn chất xơ tốt, giúp giảm viêm khắp cơ thể cũng như hỗ trợ hệ tiêu hóa của bạn.

Ngăn ngừa ung thư

Nghiên cứu đã chứng minh rằng đối với người lớn tuổi, ăn bơ lạc có thể giúp giảm nguy cơ phát triển một số loại ung thư, điển hình là ung thư dạ dày.

Giá trị dinh dưỡng của lạc

Lạc rất giàu protein, chất béo và chất xơ. Mặc dù lạc có thể chứa một lượng lớn chất béo, nhưng hầu hết chất béo chứa trong nó được gọi là “chất béo tốt”. Những loại chất béo này thực sự giúp giảm mức cholesterol của bạn.

Những điều cần chú ý

Lạc tuy là thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể thưởng thức được. Dị ứng với lạc là hiện tượng dị ứng thực phẩm phổ biến nhất ở Hoa Kỳ.

Dị ứng lạc thông thường có các triệu chứng như nổi mẩn ngứa, buồn nôn hoặc sưng mặt. Tuy nhiên, dị ứng nghiêm trọng có thể gây ra phản ứng đe dọa tính mạng được gọi là sốc phản vệ.

Các triệu chứng của sốc phản vệ bao gồm khó thở, nôn, co giật, đau ngực, sưng lưỡi, mặt hoặc môi, buồn ngủ cực độ, chóng mặt, bối rối hoặc choáng váng. Nếu gặp những trường hợp này khi ăn lạc, bạn nên gặp bác sĩ.

Sử dụng lạc đúng cách

Lạc có thể được ăn sống, luộc, rang, luộc, chiên, nghiền thành bột hoặc làm thành bơ. Ăn chúng với lớp vỏ mỏng như tờ giấy có lợi nhất về mặt dinh dưỡng vì lớp vỏ chứa nhiều chất chống oxy hóa và chất phytochemical.

Thêm lạc vào chế độ ăn uống của bạn là bước rất dễ thực hiện.

Dưới đây là một số cách sử dụng lạc trong nhiều món ăn:

- Làm bánh sandwich bơ lạc và chuối.

- Cho lạc lên trên sữa chua.

- Cho lạc vào món salad.

- Thêm lạc vào món xào hoặc món mì.

Theo webmd.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Máy bay chiến đấu F-16C của Không quân Singapore. (Ảnh: Singapore Airshow 2022)

Tiêm kích F-16 rơi

GD&TĐ - Một chiếc tiêm kích F-16 của Không quân Singapore (RSAF) rơi tại căn cứ không quân Tengah ngay sau khi cất cánh ngày 8/5.