An Giang có thêm 1 hiện vật vừa được công nhận bảo vật quốc gia

GD&TĐ - Hiện vật Mukhalinga Ba Thê, niên đại thế kỷ VI, tại Bảo tàng tỉnh An Giang vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật quốc gia.

Hiện vật Mukhalinga Ba Thê có niên đại thế kỷ VI vừa được công nhận bảo vật quốc gia.
Hiện vật Mukhalinga Ba Thê có niên đại thế kỷ VI vừa được công nhận bảo vật quốc gia.

Thủ tướng Chính phủ vừa công nhận Bảo vật quốc gia (đợt 11, năm 2022) cho 27 hiện vật, nhóm hiện vật. Trong số đó có hiện vật Mukhalinga Ba Thê, niên đại thế kỷ VI, hiện được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh An Giang.

Mukhalinga Ba Thê hay còn gọi là Ekamukhalinga Ba Thê là loại hình vật thờ rất đặc thù và chứa nhiều nét độc đáo về giá trị văn hoá, lịch sử, khoa học và nghệ thuật… so với những hiện vật cùng loại thuộc văn hóa Óc Eo được phát hiện ở đồng bằng sông Mê Kông.

Mukhalinga Ba Thê được phát hiện năm 1986 tại xã Vọng Thê (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang). Hiện vật cao 91 cm, rộng 20-22cm, nặng 90kg có chất liệu chính là sa thạch hạt mịn màu xám đen, bề mặt có lớp patin màu xám ghi sáng, có niên đại thế kỷ VI, được xác định là hiện vật vô cùng quý.

Mukhalinga Ba Thê là di vật lịch sử tiêu biểu duy nhất trong văn hóa Óc Eo thể hiện sự chuyển biến về mặt phong cách nghệ thuật tạo hình trong nhóm loại hình linga, là gạch nối liên kết giữa linga 2 phần hiện thực với nhóm hiện vật linga – mukhalinga có cấu trúc 3 phần đều nhau. Đây cũng là hiện vật có niên đại sớm nhất đối với điêu khắc thể hiện biểu tượng “mukha” trong văn hóa Óc Eo ở Nam Bộ.

Tính đến nay, An Giang có 8 bảo vật quốc gia, trong đó Bảo tàng tỉnh An Giang đang lưu giữ 6 bảo vật; Ban Quản lý di tích Văn hóa Óc Eo lưu giữ 2 bảo vật.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ NATO trong một cuộc tập trận tại Estonia.

Trung tâm mới của NATO

GD&TĐ - Bulgaria chuẩn bị xây dựng một khu phức hợp cơ sở vật chất để làm nơi đóng quân cho một lữ đoàn NATO đa quốc gia gồm 3.000 quân nhân.