An Giang cam kết cải thiện đời sống cho công nhân

GD&TĐ - Tại buổi đối thoại với công nhân, lãnh đạo tỉnh An Giang cam kết luôn đồng hành tháo gỡ mọi khó khăn và tạo điều kiện đảm đời sống công nhân.

Lãnh đạo tỉnh An Giang gặp gỡ, đối thoại với công nhân.
Lãnh đạo tỉnh An Giang gặp gỡ, đối thoại với công nhân.

Ngày 8/6, UBND tỉnh An Giang và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh phối hợp tổ chức chương trình “Lãnh đạo tỉnh gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động năm 2023”.

Tại buổi đối thoại, ông Lê Văn Phước, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang và lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương của tỉnh An Giang đã trực tiếp giải đáp các câu hỏi, kiến nghị của người lao động.

Lãnh đạo tỉnh An Giang trao đổi và giải đáp các kiến nghị của công nhân lao động.

Lãnh đạo tỉnh An Giang trao đổi và giải đáp các kiến nghị của công nhân lao động.

Buổi đối thoại có gần 20 lượt ý kiến, kiến nghị về chế độ đãi ngộ, thu hút người lao động có trình độ, tay nghề cao; hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm đơn hàng, ổn định sản xuất; tình trạng "tín dụng đen" trong công nhân; chế độ bảo hiểm; giải pháp đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự trong khu công nghiệp; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; nhà ở xã hội cho công nhân; trường mầm non, chỗ giữ trẻ ở gần các khu công nghiệp...

Phát biểu tại buổi đối thoại, ông Lê Văn Phước, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang khẳng định, lãnh đạo tỉnh và các sở, ngành tỉnh An Giang luôn xem công nhân là bộ phận không thể tách rời với chính quyền, và đặc biệt là đối với doanh nghiệp.

Vì công nhân có vai trò to lớn góp phần cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà nói chung, của doanh nghiệp nói riêng.

Ông Phước cũng đưa ra các giải pháp, cách thức giải quyết từng vấn đề công nhân lao động đặt ra; yêu cầu lãnh đạo các cơ quan liên quan theo dõi, triển khai thực hiện trong thời gian tới.


Hiện toàn tỉnh An Giang có 242 công đoàn cơ sở doanh nghiệp.

Trong đó, 222 công đoàn cơ sở doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước với hơn 45.000 đoàn viên công đoàn trong tổng số hơn 53.000 công nhân lao động, với mức lương bình quân khoảng 5,9 triệu đồng/người/tháng.

Do ảnh hưởng chung từ việc cắt giảm đơn hàng từ cuối năm 2022, dẫn đến việc thu hẹp sản xuất kinh doanh, cắt giảm lao động của một số doanh nghiệp sản xuất giày da, may mặc, thủy sản... cùng với tình hình giá cả của một số mặt hàng tiêu dùng tăng cao, đã ảnh hưởng đến việc làm và đời sống của một bộ phận người lao động.

Tỉnh An Giang cam kết luôn đồng hành tháo gỡ mọi khó khăn, giảm thiểu mọi thủ tục hành chính rườm rà, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp hoạt động.

Tỉnh tiếp tục quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa trong các khu công nghiệp để công nhân cải thiện điều kiện sống, đảm bảo sức khỏe, ổn định sinh hoạt của người dân, công nhân lao động.

Ông Lê Văn Phước, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang trao biểu trưng tặng nhà "Mái ấm Công đoàn" cho đoàn viên, công nhân lao động khó khăn về nhà ở.

Ông Lê Văn Phước, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang trao biểu trưng tặng nhà "Mái ấm Công đoàn" cho đoàn viên, công nhân lao động khó khăn về nhà ở.

Dịp này, tỉnh An Giang đã trao 155 phần quà cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn.

Tỉnh cũng trao 5 căn nhà "Mái ấm Công đoàn" cho đoàn viên, công nhân lao động khó khăn về nhà ở, tổng trị giá 250 triệu đồng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.