Ấn Độ vung tiền mua sát thủ khét tiếng Igla-S

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Quân đội Ấn Độ năm 2023 đang nỗ lực đạt được thỏa thuận cực lớn mua sắm hệ thống MANPADS Igla-S đã thể hiện được tính năng sát thủ ở Ukraine.

Một quân nhân Venezuela bắn tên lửa phòng không trong Thế vận hội Quân đội Quốc tế 2015 (Army 2015) tại thị trấn cảng Yeysk, Nga, ngày 9/8/2015
Một quân nhân Venezuela bắn tên lửa phòng không trong Thế vận hội Quân đội Quốc tế 2015 (Army 2015) tại thị trấn cảng Yeysk, Nga, ngày 9/8/2015

Theo EurAsian Times, sau khi tham gia hoành tráng tại Triển lãm Hàng không Ấn Độ 2023 (Aero India 2023) vừa khai mạc ở Bangalore vào ngày 13/02, các quan chức Nga đã bày tỏ sự lạc quan về việc ký hợp đồng với Ấn Độ để cung cấp các hệ thống phòng không Igla-S đã được thử nghiệm chiến đấu.

Phó Giám đốc Cơ quan Liên bang Nga về Hợp tác Kỹ thuật-Quân sự là ông Vladimir Drozhzhov, cho biết tại triển lãm quốc tế Aero India 2023 rằng, Moscow dự kiến ​​sẽ ký một hợp đồng quan trọng về cung cấp và cấp phép sản xuất hệ thống phòng không vác vai (MANPADS) Igla-S cho Ấn Độ.

Tại Diễn đàn quốc tế Army 2022 được tổ chức tại Nga vào năm ngoái, Giám đốc Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật-Quân sự khi đó là ông Dmitry Shugayev đã nói với TASS rằng, dự án cung cấp và sản xuất được cấp phép các hệ thống phòng không di động đang được thực hiện.

Vào tháng 4 năm 2022, Quân đội Ấn Độ cuối cùng đã giới thiệu một số hệ thống Igla-S mua từ Nga theo lộ trình mua sắm khẩn cấp vào tháng 12/2020, giao hàng vào tháng 12/2021. Hợp đồng này bao gồm tổng cộng 24 bệ phóng, 216 tên lửa và thiết bị thử nghiệm.

Quân đội Ấn Độ thử thành công tên lửa phòng không Igla vào tháng 12/2020

Quân đội Ấn Độ thử thành công tên lửa phòng không Igla vào tháng 12/2020

Được biết, Ấn Độ đã công bố yêu cầu đề xuất (RFP) vào tháng 10/2010 để mua hơn 5.000 tên lửa, 258 bệ phóng đơn và 258 bệ phóng đa năng với giá khoảng 6.400 Rs crore (tương đương 773 triệu USD). Các gói mời thầu bắt đầu vào năm 2012, với sự tham dự của Rosoboronexport của Nga, MBDA của Pháp và SAAB của Thụy Điển.

Vào thời điểm đó, doanh nghiệp xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport đã giành gói thầu với giá cả thấp nhất, bất chấp sự khiếu nại của SAAB và MBDA vì “sự thiên vị dành cho Nga”.

Tuy nhiên, các quan chức quốc phòng đã thông báo rằng, Bộ Quốc phòng đang xem xét một hợp đồng lớn hơn cho các hệ thống MANPADS nâng cấp Igla-S như một phần của Thỏa thuận Phòng không Tầm ngắn (VSHORAD), để thay thế những hệ thống Igla hiện tại đang hoạt động.

Theo yêu cầu, Igla-S sẽ có tầm bắn tối đa 6 km và độ cao tối đa 3 km. Trong mạng lưới phòng không phức tạp, với ưu điểm là gọn nhẹ, dễ mang vác, VSHORAD chính là tuyến phòng thủ cuối cùng của người lính trước các máy bay trực thăng và máy bay chiến đấu của kẻ thù.

Ukraine đã sử dụng MANPADS để bắn hạ một số chiến đấu cơ và trực thăng Nga
Ukraine đã sử dụng MANPADS để bắn hạ một số chiến đấu cơ và trực thăng Nga

Hơn nữa, MANPADS đã trở nên cực kỳ phổ biến sau khi được Ukraine triển khai thành công để ngăn chặn ưu thế vượt trội trên không của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga, trong cuộc xung đột đang diễn ra.

Trên thực tế, bên cạnh Javelin và NLAW do NATO cung cấp, quân đội Ukraine cũng đã triển khai cả các hệ thống Igla thời Liên Xô chống lại Nga với khả năng tấn công đáng nể.

Một số máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng và máy bay không người lái của Nga đã bị các tổ hợp phòng không vác vai của Ukraine bắn hạ trong suốt cuộc xung đột kéo dài một năm qua. Đây cũng chính là động lực cho Ấn Độ ký thỏa thuận lớn mua MANPADS của Nga.

Tên lửa Igla-S cung cấp khả năng phòng không cả ngày lẫn đêm cho các cơ sở quân sự, công trình dân sự quan trọng và các nhóm quân trên tiền tuyến, trước các cuộc tấn công của máy bay trực thăng, máy bay chiến đấu, máy bay không người lái trinh sát và UAV tấn công.

Hơn nữa, với khả năng phòng không tầm thấp và tầm ngắn, giá thành rẻ, nó cũng phù hợp để đánh chặn cả tên lửa hành trình. Với các mối đe dọa do Pakistan và Trung Quốc gây ra trên biên giới trên bộ của mình, Igla-S được kỳ vọng sẽ tăng cường đáng kể khả năng phòng không của Quân đội Ấn Độ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Một góc quần đảo Nam Du. Ảnh: TG

Dạy học nơi đầu sóng

GD&TĐ - Quần đảo Nam Du gồm hơn 20 đảo lớn, nhỏ nằm sát nhau, thuộc sự quản lý của 2 xã: An Sơn và Nam Du (Kiên Hải, Kiên Giang).