Ấn Độ tìm cách thu hút sinh viên quốc tế

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Theo ông BVR Subrahmanyam, Giám đốc Viện Quốc gia về chuyển đổi Ấn Độ, Ấn Độ đặt mục tiêu tuyển sinh 500 nghìn sinh viên quốc tế trước năm 2047.

Ấn Độ muốn trở thành trung tâm giáo dục toàn cầu.
Ấn Độ muốn trở thành trung tâm giáo dục toàn cầu.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh giáo dục đại học FICCI vừa qua, Giám đốc Viện Quốc gia về chuyển đổi Ấn Độ, ông BVR Subrahmanyam, cho biết, Ấn Độ đặt mục tiêu tuyển sinh 500 nghìn sinh viên quốc tế trước năm 2047.

“Ấn Độ hãy trở thành nơi cung cấp giáo dục toàn cầu bằng cách cải thiện chất lượng, giá trị thương hiệu và thứ hạng được công nhận trên thế giới”, ông Subrahmanyam nhấn mạnh.

Người phát ngôn của Hiệp hội các trường đại học Ấn Độ cho biết các chuyên gia giáo dục thống nhất với mục tiêu xây dựng Ấn Độ trở thành trung tâm giáo dục hàng đầu thế giới. Để hiện thực hóa tầm nhìn này, nhiều biện pháp đang được triển khai.

Một trong số đó là cho phép thành lập chi nhánh của các trường đại học quốc tế ở Ấn Độ. Động thái trên nhằm thu hút sinh viên từ các nước láng giềng và giữ chân người Ấn Độ trong nước.

Ngoài ra, Ấn Độ cần tận dụng thế mạnh công nghệ để nâng cao chất lượng giáo dục, thu hút tuyển sinh. Đơn cử, các trường đại học có thể ứng dụng AI quy mô lớn, liên kết giữa các trường đại học để cạnh tranh với các cơ sở giáo dục trong khu vực và trên thế giới.

Hiện nay, nước này đang sử dụng công nghệ hỗ trợ sinh viên quốc tế đăng ký du học qua Cổng thông tin du học Ấn Độ. Số lượng sinh viên quốc tế theo học tại Ấn Độ trong năm ngoái đã tăng từ 15% lên 25%.

Theo The Pie

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bên trong căn hầm tái hiện hoạt động in ấn tài liệu, truyền đơn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn trong những năm kháng chiến.

Hầm in tài liệu bí mật giữa lòng Sài Gòn

GD&TĐ - Nằm trong con hẻm nhỏ ở đường Ngô Gia Tự, Quận 10, TPHCM, cơ sở in ấn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn năm 1954 là nơi in cả nghìn ấn bản phục vụ cách mạng.