Ấn Độ dành chỉ tiêu đại học cho sinh viên nghèo

GD&TĐ - Tòa án Tối cao Ấn Độ đã ra phán quyết dành 10% việc làm và giáo dục cho bộ phận dân số có kinh tế thấp.

Người nghèo Ấn Độ có cơ hội giành suất vào đại học.
Người nghèo Ấn Độ có cơ hội giành suất vào đại học.

Thông báo trên đánh dấu sự thay đổi cơ bản trong hệ thống phân biệt đối xử dựa trên đẳng cấp tại quốc gia này, từ đó dành các suất học đại học cho ứng viên có hoàn cảnh khó khăn.

Đầu tháng 11, Tòa án Tối cao Ấn Độ đã ủng hộ sửa đổi Hiến pháp năm 2019 của Ấn Độ, dành thêm 10% chỉ tiêu đại học cho học sinh thuộc tầng lớp khó khăn, nâng tổng số chỉ tiêu đại học cho nhóm này lên gần 60%. Việc dành thêm 10% chỉ tiêu nằm trong “hệ thống đặt chỗ”, nghĩa là hệ thống dành suất vào đại học cho tầng lớp công dân yếu thế.

Ban đầu, hệ thống đặt chỗ dành cho Dalit, tầng lớp thấp tại Ấn Độ nhưng từ những năm 1990, hệ thống này đã mở rộng sang các đối tượng thuộc tầng lớp khó khăn khác, bao gồm phần lớn dân số nước này.

GS kinh tế Ashwini Deshpande, Giám đốc sáng lập Trung tâm Phân tích và Dữ liệu Kinh tế tại Trường Đại học Ashoka, Ấn Độ, đánh giá phán quyết của Tòa án Tối cao Ấn Độ đã tạo nên “sự thay đổi cơ bản” cho xã hội. Hệ thống đặt chỗ bù đắp cho sự phân biệt đối xử và kỳ thị nhằm vào một nhóm xã hội vì tình trạng kinh tế của họ.

Còn ông Frank de Zwart, giảng viên ngành Chính trị và Phân tích chính sách, chuyên môn Ấn Độ, Trường Đại học Leiden, Hà Lan, cho rằng quyết định của tòa án mang lại lợi ích cho những người trẻ khó khăn và gia đình họ.

Theo THE

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ