Ấn Độ: Các trường đại học dành chỉ tiêu tuyển sinh cho trẻ mồ côi

GD&TĐ - Ủy ban tài trợ cho các trường đại học Ấn Độ (UGC) đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học dành chỉ tiêu tuyển sinh cho trẻ mồ côi vì Covid-19.

Hơn 75.000 trẻ em Ấn Độ mồ côi cha mẹ vì dịch Covid-19.
Hơn 75.000 trẻ em Ấn Độ mồ côi cha mẹ vì dịch Covid-19.

Quy định trên nằm trong Chương trình Hỗ trợ Công dân và Cứu trợ khẩn cấp của Thủ tướng Chính phủ cho trẻ mồ côi (PM Cares).

Theo thông báo từ UGC, các cơ sở giáo dục đại học nên dành một số lượng chỉ tiêu tuyển sinh cho trẻ mồ côi để các em được hỗ trợ tốt nhất sau khi tốt nghiệp phổ thông.

Trong khi đó Hội đồng Giáo dục kỹ thuật Ấn Độ (AICTE) yêu cầu các trường bách khoa trực thuộc dành 2 chỉ tiêu tuyển sinh từ năm học 2022 - 2023 cho học sinh mồ côi vì Covid-19. Đại diện AICTE cho biết, việc dành 2 chỉ tiêu cho trẻ mồ côi không ảnh hưởng đến các ứng viên khác.

Các trường đại học thuộc AICTE đào tạo trên nhiều lĩnh vực như nghệ thuật công nghiệp, khoa học ứng dụng, các môn kỹ thuật… Ước tính, có gần 3.600 trường bách khoa được phê duyệt trong cả nước.

Chủ tịch AICTE, ông Anil Sahasrabuddhe, cho biết: “Một số trẻ mồ côi do Covid-19 là trẻ sơ sinh, trẻ mẫu giáo hay học sinh trung học. Do đó, quy định này sẽ có hiệu lực đến khi trẻ mồ côi tốt nghiệp phổ thông và đủ điều kiện tuyển sinh vào đại học”.

Ước tính, khoảng 3.480 trẻ em mồ côi trong đại dịch Covid-19 đủ điều kiện nhận trợ cấp và hỗ trợ theo Chương trình PM Cares. Mỗi tháng, các em được nhà nước tài trợ 2.000 Rs (khoảng 600.000 đồng).

Theo NDTV

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...