Âm nhạc Kenya không thể đột phá?

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Âm nhạc Kenya hoàn toàn vắng bóng trong các đề cử của Giải Grammy 2023.

Nghệ sĩ Nam Phi Tyla biểu diễn trong lễ đón Giao thừa 2023 ở thành phố New York (Mỹ). Ảnh: Jeenah Moon/Reuters.
Nghệ sĩ Nam Phi Tyla biểu diễn trong lễ đón Giao thừa 2023 ở thành phố New York (Mỹ). Ảnh: Jeenah Moon/Reuters.

Tin tức này đã làm dấy lên tranh luận về sự không thể đột phá của âm nhạc nước này.

Thiếu bản sắc

Kenya là một trong những cường quốc văn hóa của lục địa và thường dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, ở hầu hết châu Phi và thế giới, sàn nhảy cũng như sóng phát thanh đều không có âm nhạc Kenya.

Một số tên tuổi nổi tiếng nhất hiện nay ở quốc gia này như nhóm nhạc nam Sauti Sol dù giành giải Grammy khi hợp tác với các đối tác Nigeria và Nam Phi nhưng danh tiếng và sức hấp dẫn của họ vẫn tụt hậu so với đối tác.

Ở Kenya, thể loại nhạc Amapiano và Afrobeats vẫn thường xuyên được phát sóng. Khi công ty âm nhạc Universal Music Group (UMG) thông báo ra mắt chi nhánh Def Jam Africa năm 2020 có các địa điểm ở Nigeria và Nam Phi. Các công ty thu âm lớn khác như Warner Music và Sony Music cũng đã thành lập văn phòng ở 2 nước trên song người Kenya vẫn không có mặt ở đó.

Đối với tác giả Tabu Osusa, đồng thời là nhà sản xuất âm nhạc và giám đốc điều hành hãng thu âm có trụ sở tại Nairobi, lý do khiến Kenya vắng mặt trên sân khấu trung tâm lục địa là rất rõ ràng. “Âm nhạc Kenya không có bản sắc”, ông nói với Al Jazeera.

Theo Osusa, bản sắc là âm thanh nhưng cũng mang tính thế hệ, là nhóm giai điệu, từ ngữ và nhịp điệu chảy từ năm này sang năm khác. Ông cho biết thêm, thể loại nhạc Afrobeats và Amapiano có những đặc điểm này và mang đậm chất châu Phi. Trong khi đó, Kenya hiện tại không có thể loại âm nhạc nào tương đương như thế.

Danh tính bị thu hẹp

Âm nhạc Kenya từng được nhận biết bởi âm thanh gảy riêng biệt của một cây đàn ghi ta - gảy để bắt chước đàn lia 8 dây truyền thống. Khi nghe nó, mọi người đều có thể biết đó là nhạc Benga.

Nhạc Benga áp đảo Kenya trong những năm 1950 đến 1960 và lan rộng khắp châu Phi trong những năm 1970. Các nhạc sĩ đã chuyển âm thanh các bài hát truyền thống của miền Tây Kenya sang ghi ta, tạo ra âm thanh gảy Benga nổi tiếng.

Ông Osusa cho rằng, chủ nghĩa thực dân đã khiến thể loại nhạc này biến mất. “Khi chúng tôi giành được độc lập năm 1963, cha ông chúng tôi đã để lại văn hóa, thực phẩm, phong cách ăn mặc, âm nhạc của chúng tôi ở làng”, ông nói, trong đó đề cập đến cuộc di cư đến các khu vực thành thị vào những năm 1970 – “Họ chuyển đến thị trấn để bắt đầu lại từ đầu”.

Osusa thắc mắc không biết tại sao các thế hệ trước không chuyển văn hóa của mình đến các thành phố. Người Nigeria đã làm như vậy và đó là lý do tại sao họ có thể khiến cuộc sống làng quê trở nên sôi nổi và hấp dẫn thông qua âm nhạc. Các nhạc sĩ Nigeria luôn đánh giá cao những người đi trước họ, vì vậy có sự liên tục từ thời âm nhạc Juju đến Afrobeats.

Bill Odidi, người viết nhạc cho tờ Business Daily Africa, đồng thời là người dẫn chương trình phát thanh cho Music Time ở châu Phi, cũng đồng ý với giả thuyết của ông Osusa.

Nhạc sĩ người Kenya Winyo trong buổi biểu diễn. Ảnh: Wango Alfred/Al Jazeera.

Nhạc sĩ người Kenya Winyo trong buổi biểu diễn. Ảnh: Wango Alfred/Al Jazeera.

Ông cho rằng, người Kenya đã đánh mất truyền thống âm nhạc của họ và cùng với đó là cơ hội bước vào dòng nhạc phổ thông. Tuy nhiên, ông cũng tin rằng, tình hình kinh tế và chính trị trong những ngày đầu của Kenya sau độc lập đã không “cho phép âm nhạc phát triển”.

Theo ông Odidi, “văn hóa bản địa thực sự đã bị cộng đồng người định cư đàn áp. Những người lên nắm quyền sau khi giành được độc lập vẫn tiếp tục thực hiện những chính sách tương tự. Họ ngưỡng mộ lối sống phương Tây và người Anh nhiều hơn so với lối sống của chính họ”.

Bị mắc kẹt trong vòng lặp

Theo các nhạc sĩ Kenya, chủ nghĩa thực dân không phải là điều duy nhất cản trở họ mà còn là sự e ngại khi định nghĩa âm nhạc là một nghề nghiệp. Maya Amolo, một ca sĩ R&B người Kenya cho biết, rất nhiều nghệ sĩ ngần ngại khi theo đuổi ngành âm nhạc toàn thời gian. Vấn đề là ở đây nó chưa phát triển như một ngành công nghiệp.

Tuy Nam Phi và Nigeria đã xây dựng và phát triển ngành công nghiệp âm nhạc trong một thời gian rất dài nhưng Kenya thì không. Nếu không có một ngành hoạt động với một số dạng cấu trúc nào đó, bạn sẽ không kiếm được tiền. Điều này tạo ra một vòng lặp không thể tránh khỏi: Ngành này kém phát triển vì mọi người không theo đuổi nghệ thuật toàn thời gian.

“Blinky” Bill Sellanga, thủ lĩnh của nhóm nhạc Just a Band của Kenya tin rằng người hâm mộ và ngành công nghiệp âm nhạc địa phương cần phải làm nhiều hơn nữa cho các nghệ sĩ.

Các nghệ sĩ nêu thêm những lý do khiến Kenya không thể bứt phá theo xu hướng chính thống: So với người Nigeria, ít người Kenya muốn rời khỏi đất nước hơn (45% so với 19% theo Trung tâm Nghiên cứu Pew) dẫn đến việc xuất khẩu văn hóa Kenya ít hơn.

Các studio ở Kenya thiếu vốn và chất lượng sản xuất, đôi khi có thể chậm hơn các nước châu Phi khác nhiều năm. Một số người cho rằng, nền âm nhạc Kenya được xác định bằng việc theo đuổi sự thành công của Nigeria và Nam Phi.

Tuy nhiên, Sellanga tin rằng, bất chấp điều này, việc thiếu âm nhạc đồng nhất lại là điều khiến Kenya trở thành một nơi tuyệt vời để phát triển và học hỏi với tư cách là một nghệ sĩ.

'Blinky' Bill Sellanga, thủ lĩnh nhóm âm nhạc Kenya Just A Band. Ảnh: Bill Sellanga.

'Blinky' Bill Sellanga, thủ lĩnh nhóm âm nhạc Kenya Just A Band. Ảnh: Bill Sellanga.

“Chắc chắn âm nhạc Kenya mang tính khu vực hơn” - Sellanga nói - “Âm thanh Kenya mỗi nơi đều khác nhau. Vẻ đẹp của những khác biệt này là điều khiến chúng ta trở nên đặc biệt”.

Để khám phá lại âm thanh Kenya và thu hút mọi người lắng nghe, một số nghệ sĩ không ngừng nỗ lực để ưu tiên văn hóa của họ. Shipton Onyango, người có nghệ danh Winyo, cũng đồng ý với phần lớn giả thuyết của Osusa.

Anh nhất trí với một số đồng nghiệp của mình rằng, nỗ lực đưa âm nhạc Kenya lên sân khấu chính cần tập quan tâm hơn vào sự hồi sinh của quá khứ và tập trung nhiều hơn vào âm thanh của hiện tại.

Theo Al Jazeera

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bên trong căn hầm tái hiện hoạt động in ấn tài liệu, truyền đơn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn trong những năm kháng chiến.

Hầm in tài liệu bí mật giữa lòng Sài Gòn

GD&TĐ - Nằm trong con hẻm nhỏ ở đường Ngô Gia Tự, Quận 10, TPHCM, cơ sở in ấn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn năm 1954 là nơi in cả nghìn ấn bản phục vụ cách mạng.