Vượt mốc 400 người chết trong vụ giáo phái nhịn đói ở Kenya

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ -  Số người chết trong vụ giáo phái ở Kenya thực hành việc nhịn đói đã vượt quá 400 người sau khi có thêm 12 thi thể được tìm thấy.

Ảnh: The Times of India
Ảnh: The Times of India

Theo một quan chức cấp cao, số người chết trong vụ giáo phái thực hành việc nhịn đói để "gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô" ở Kenya đã vượt quá 400 người sau khi có thêm 12 thi thể được tìm thấy hôm thứ Hai.

Đợt khai quật mới nhất diễn ra ở khu rừng Shakahola - nơi thủ lĩnh giáo phái Paul Nthenge Mackenzie bị cáo buộc kêu gọi các tín đồ nhịn ăn dẫn tới chết đói. Ủy viên khu vực bờ biển Rhoda Onyancha trong trao đổi với hãng thông tấn AP nói rằng: "Tổng số người chết là 403 người".

Ngoài ra, ông Onyancha cũng cho biết thêm việc khai quật vẫn sẽ tiếp tục sau khi các nhà điều tra phát hiện những ngôi mộ trong rừng xung quanh nơi có người đã chết và những người sống trong tình trạng yếu ớt.

Theo khám nghiệm, dù các tử thi xuất hiện dấu vết của bóp cổ, đánh đập, chết ngạt, nhưng chết đói là nguyên nhân chính dẫn đến cái chết ở một số nạn nhân trong đó có trẻ em.

Mackenzie - một cựu lái xe taxi trở thành nhà thuyết giáo đã bị cảnh sát giam giữ từ giữa tháng Tư. Vào ngày 3 tháng 7, một tòa án ở thành phố cảng Mombasa đã gia hạn thời gian giam giữ Mackenzie thêm một tháng để chờ điều tra.

Các công tố viên nhà nước cho biết tên này đang phải đối mặt với các cáo buộc liên quan đến khủng bố hoặc diệt chủng, nhưng hiện Mackenzie vẫn chưa đưa ra bất kỳ lời bào chữa nào.

Rất nhiều câu hỏi được đặt ra xoay quanh cách mà Mackenzie - một mục sư tự xưng và là cha của 7 đứa con đã xoay sở để trốn tránh cơ quan thực thi pháp luật dù đã có tiền sử về chủ nghĩa cực đoan và các vụ kiện pháp lý trước đó.

Theo The Economic Times

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bên trong căn hầm tái hiện hoạt động in ấn tài liệu, truyền đơn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn trong những năm kháng chiến.

Hầm in tài liệu bí mật giữa lòng Sài Gòn

GD&TĐ - Nằm trong con hẻm nhỏ ở đường Ngô Gia Tự, Quận 10, TPHCM, cơ sở in ấn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn năm 1954 là nơi in cả nghìn ấn bản phục vụ cách mạng.