Ai về làng gốm Thanh Hà…

Ai về làng gốm Thanh Hà…
Lễ tế tại miếu thờ Thần Hoàng của làng gốm Thanh Hà. Đến nay, tại Thanh Hà, có khoảng 10 hộ gia đình chủ yếu mưu sinh bằng nghề làm gốm.
Lễ tế tại miếu thờ Thần Hoàng của làng gốm Thanh Hà. Đến nay, tại Thanh Hà, có khoảng 10 hộ gia đình chủ yếu mưu sinh bằng nghề làm gốm.

Một ban cổ lễ do các lão ông chủ trì điều hành lễ theo đúng các nghi thức truyền thống. Tất cả đều phản ánh sinh động sinh hoạt của cư dân làng gốm cầu mong quốc thái dân an, nhà nhà an lành, mùa màng bội thu... đặc biệt là thể hiện lòng tri ân công đức Tổ nghề.

Sau phần lễ, mọi người cùng mời du khách tham gia phần hội với nhiều hoạt động vui tươi, sôi nổi như thi chuốt gốm, thi làm con thổi đất nung (tò he Phố Hội), cùng các trò vui: thi đập nồi, thi nấu cơm bằng nồi đất… Ngoài ra, còn có các trò truyền thống như đua thuyền, hô hát bài chòi, hát bội.

Công đoạn nhào trộn đất sét bằng tay
Công đoạn nhào trộn đất sét bằng tay
Về làm dâu ở Thanh Hà từ năm 18 tuổi, chị Thúy phải học từ cách nhồi đất, đẩy bàn quay. Và phải 3 năm sau mới chuốt gốm thành thạo. Đến nay, Thúy đã có 13 năm theo nghề gốm của gia đình.
Về làm dâu ở Thanh Hà từ năm 18 tuổi, chị Thúy phải học từ cách nhồi đất, đẩy bàn quay. Và phải 3 năm sau mới chuốt gốm thành thạo. Đến nay, Thúy đã có 13 năm theo nghề gốm của gia đình.

Nằm ven con sông Thu Bồn, cách khu Đô thị cổ Hội An chừng hơn 1 cây số, làng gốm Thanh Hà đã hình thành và tồn tại từ hơn 500 năm qua. Cùng với sự phát triển của kinh tế du lịch ở Hội An, làng nghề được khôi phục và phát triển, các lò nung đỏ lửa quanh năm với những sản phẩm đặc trưng như tò he được nặn theo hình 12 con giáp; đèn lồng bằng gốm đỏ, chân đèn, heo đất; bình hoa, các sản phẩm gốm.

Vào thế kỷ 16, 17, Thanh Hà là một ngôi làng rất thịnh đạt, nổi tiếng về các mặt hàng gốm, đất nung được trao đổi, bán buôn khắp các tỉnh miền Trung Việt Nam. Chính những người thợ gốm Thanh Hà đã làm nên và cung cấp gạch, ngói lợp, ngói lát nền cho các ngôi nhà cổ ở Hội An và các khu vực chung quanh.

Hiện nay, người dân làng gốm Thanh Hà đang làm đúng những công việc và theo đúng cách cha ông họ đã làm trong những thế kỷ trước.

Tự tay làm một sản phẩm bằng gốm - một trong những trải nghiệm thú vị của khách du lịch quốc tế
Tự tay làm một sản phẩm bằng gốm - một trong những trải nghiệm thú vị của khách du lịch quốc tế
Tò he - hình ảnh rất dễ bắt gặp trên các con phố ở Hội An
Tò he - hình ảnh rất dễ bắt gặp trên các con phố ở Hội An

Xuất phát từ nguồn gốc Thanh Hoá, nghề gốm Thanh Hà đã tiếp thu một số kỹ thuật của đất Quảng Nam để hình thành nên một làng nghề với các sản phẩm hội đủ mọi yếu tố không giống với bất kỳ một làng gốm nào ở địa bàn cả nước dù cũng chỉ với nguyên liệu chính là đất sét và kỹ thuật chế tác chính là ở đôi bàn tay và nhiệt độ ở các lò nung.

Ðiều đó thể hiện rõ rệt ở các điểm: màu sắc, độ bền, độ nhẹ và các hoa văn trên bề mặt sản phẩm. Tuỳ theo thời gian và nhiệt độ nung màu sắc gốm Thanh Hà có thể từ màu hồng, hồng vàng đến đỏ, gạch nâu và đen tuyền. Tuỳ theo kỹ thuật chế biến đất và các thao tác dây chuyền trong chuốt, nắn độ bền của các sản phẩm gần như vô địch so với các loại khác ở trong nước và độ láng có thể nói là chẳng khác gì tráng men.

Ðồ gốm ở đây đặc biệt lại nhẹ hơn các sản phẩm cùng loại ở các địa phương khác. Ðặc biệt, khi gõ vào sản phẩm vang lên những âm thanh trong, thanh mảnh và có độ vang.

Làng gốm Thanh Hà trở thành một bảo tàng sống, một nguồn tư liệu quý giá cho các nhà khoa học tìm hiểu, nghiên cứu về nghề gốm cổ truyền của Việt Nam nói riêng cũng như của vùng Đông Nam Á nói chung. Chính vì vậy, làng gốm Thanh Hà rất đặc biệt trong sự phát triển kinh tế và văn hóa du lịch của Hội An.

                                                           Bài và ảnh: Nguyên Anh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ NATO trong một cuộc tập trận tại Estonia.

Trung tâm mới của NATO

GD&TĐ - Bulgaria chuẩn bị xây dựng một khu phức hợp cơ sở vật chất để làm nơi đóng quân cho một lữ đoàn NATO đa quốc gia gồm 3.000 quân nhân.