Ai thống trị cùng UAV ở Bắc Cực?

GD&TĐ - Việc tạo ra UAV chống chịu được thời tiết để theo dõi khu vực Bắc Cực vẫn là vấn đề đối với các nước NATO, gồm Mỹ.

Sông băng gần đảo Champ thuộc quần đảo Franz Josef Land.
Sông băng gần đảo Champ thuộc quần đảo Franz Josef Land.

Các UAV như Zala và S-70 Okhotnik chịu được thời tiết khắc nghiệt ở Bắc Cực như băng giá âm 50 độ C và gió 20 m/giây.

Chúng hoạt động độc lập với định vị vệ tinh, hạ cánh trên tàu hoặc trên mặt nước và sử dụng các thuật toán thông minh để hoàn thành nhiệm vụ ngay cả khi có vấn đề về băng.

Mọi dấu hiệu đều cho thấy Nga "sẽ không chỉ có các hệ thống UAV giám sát không vũ trang dọc theo Tuyến đường biển phía Bắc mà còn có khả năng có các hệ thống vũ trang liên tục tuần tra các khu vực đó", theo James Patton Rogers, một chuyên gia về UAV tại Đại học Cornell và là cố vấn chính sách của NATO.

Ông thừa nhận NATO đã chậm trễ trong việc đưa ra phản ứng thống nhất.

Ông Rogers cũng đồng tình với Thiếu tá Lars Lervik, người đứng đầu Quân đội Na Uy, khi nói rằng "tất cả các thành viên NATO đều phải bắt kịp Nga về mặt sản xuất UAV được thiết kế cho Bắc Cực".

Theo Sputnik

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học - THCS Đức Trí (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) thực hành lắp thiết bị cảnh báo độ ẩm cho cây trồng.

'Hút' nữ sinh theo ngành học STEM

GD&TĐ - Các trường ĐH nỗ lực tìm giải pháp tích cực nhằm thu hẹp khoảng cách về giới đang cản trở sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực STEM.