Con tàu nặng 66 nghìn tấn mang tên Titanic đã bị đắm cách đây 73 năm khiến 1500 hành khách thiệt mạng.
Hãng sở hữu con tàu là White Star Line đã biến mất từ rất lâu trước đó, bị mua lại bởi đối thủ Cunard. Các giấy tờ về quyền sở hữu Titanic đều bị hư hỏng vào thời điểm con tàu được tìm thấy, khiến không ai có thể đưa ra những bằng chứng xác đáng về con tàu này.
Ngay cả khi có đủ giấy tờ, họ sẽ phải đối mặt với thử thách lớn nhất là các bộ luật về biển, theo đó một con tàu bị chìm trên vùng biển quốc tế sẽ không thuộc về một ai. Điều này khiến quá trình đòi quyền sở hữu rất tốn kém và lợi ích mang lại là không đáng kể.
Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng ý với nhận định này. Trong thập niên 1980 và 1990, nhiều tổ chức đã kiện cáo công ty RMS Titanic Inc. Các cuộc kiện tụng đã kéo dài trong nhiều năm, cuối cùng, công ty RMS đã thành công và thu thập được hàng nghìn hiện vật trong các cuộc lặn tìm kiếm từ năm 1987 tới 2004.
Năm 1998, công ty này đã trục vớt thành công một phần thân tàu nặng 15 tấn. Phần thân này hiện được trưng bày tại triển lãm Titanic ở Las Vegas (Mỹ).
Công ty RMS Titanic Inc đã trục vớt và thu thập được hàng nghìn hiện vật của con tàu và không ngừng tìm cách bảo vệ quyền khai thác con tàu của mình.
RMS đã lấy được hơn 5000 hiện vật, nhưng họ vẫn không ngừng tìm cách trở lại xác tàu Titanic để bảo vệ quyền khai thác con tàu này. Tuy nhiên, quyền này chỉ được áp dụng cho các phi vụ lặn biển tại Mỹ. Không có cách nào cấm những công ty ở Anh hay quốc gia nào khác được tham gia lặn và khai quật hiện vật.
Nếu các hiện vật này được đưa tới một cảng biển của Mỹ, chúng sẽ bị tịch thu và con tàu chở đội thợ lặn sẽ bị tạm giữ. Do vậy, các chiến dịch trục vớt sẽ phải bắt đầu ở một nước ngoài Mỹ.
Vậy ai mới là người được sở hữu thực sự con tàu Titanic? Hiện tại vẫn không ai có quyền sở hữu con tàu này. Theo luật quốc tế, tổ chức nào có khả năng trục vớt xác tàu 66.000 tấn này, họ sẽ có quyền sở hữu nó.
Các hiện vật và đồ cá nhân của hành khách cũng sẽ thuộc quyền sở hữu của người trục vớt, miễn là họ không đưa xác tàu tới Mỹ và không ngại các chỉ trích. Việc tìm kiếm và trục với các hiện vật được coi là hành vi đụng chạm tới nơi an nghỉ của hơn 1.500 con người đã thiệt mạng.
Khi Ballard trở lại xác tàu vào năm 1986, họ đã đặt một tấm bảng kỷ niệm ở đuôi tàu để tưởng nhớ những hành khách đã thiệt mạng. Tuy nhiên, cũng giống những hiện vật khác, tấm bảng này nhanh chóng bị lấy đi sau đó.