Afghanistan: Chiến tranh đe doạ giáo dục cho trẻ em gái

GD&TĐ - Giữa cuộc nổi dậy của Taliban, việc học tập của nhiều thanh thiếu niên người Afghanistan, đặc biệt là nữ sinh, đang bị đe dọa. Nhiều cô gái sẽ không thể tiếp tục việc học hay tự làm chủ cuộc đời.

Lớp học dành cho trẻ em gái người Afghanistan.
Lớp học dành cho trẻ em gái người Afghanistan.

Ngày 15/8, Taliban tiến vào thủ đô Kabul, Afghanistan mà không gặp trở ngại nào từ lực lượng chính phủ. Lực lượng này đã khôi phục quyền lực bị lật đổ trong 20 năm qua. Tính đến ngày 14/8, các tay súng Taliban đã thành công chiếm tất cả thành phố lớn trên toàn quốc.

Tình hình chính trị bất ổn tại Afghanistan đã tác động trực tiếp lên hệ thống giáo dục quốc gia này. Nhiều trường phổ thông, đại học và cao đẳng tại các tỉnh, thành phố trên khắp cả nước phải đóng cửa do đe doạ chiến tranh. Trước đó, các trường đã phải đóng cửa thời gian dài vì dịch Covid-19. Họ mới chỉ tái mở cửa một thời gian ngắn.

20 năm trước, khi chiếm được thủ đô Kabul, Taliban đã áp đặt quy định Hồi giáo hà khắc, cấm phụ nữ đi học và phải mặc trang phục burqa trùm kín người. Vào thời điểm đó, số học sinh Afghanistan là khoảng 900.000 người, hầu hết là nam giới.

Khi chính phủ Afghanistan giành lại quyền kiểm soát đất nước, bình đẳng giới trong giáo dục được cải thiện và là một trong những lĩnh vực tiến bộ hàng đầu của đất nước. Ước tính năm 2020, trẻ em gái chiếm 39% trong 9,5 triệu học sinh Afghanistan. Các chuyên gia lo ngại những thành tựu này có thể bị phá huỷ khi Taliban giành quyền kiểm soát.

Nữ sinh đại học Shagufta Amiri, sống tại tỉnh Logar, cho biết: “Tôi mong muốn mọi đứa trẻ đều được học hành. Bản thân tôi cũng hy vọng có thể hoàn thành chương trình học, tìm một công việc giúp xây dựng đất nước. Nhưng ước mơ nhận bằng cử nhân của tôi vụt tắt khi Taliban giành quyền kiểm soát đất nước”.

Trước khi thủ đô Kabul bị chiếm, nhiều nữ sinh đã xuống đường biểu tình, yêu cầu di dời trường học đến những khu vực an toàn. Nhiều người lo sợ không thể tiếp tục học tập và trường học không còn an toàn.

Tập trung trước Phủ Tổng thống, các nhóm sinh viên hô vang khẩu hiệu như “Đừng để chiến tranh đóng lại cánh cổng tri thức của chúng ta”, “Đừng biến chúng tôi thành nạn nhân của những cuộc chiến này”, “Đừng tước quyền được học tập của chúng tôi”.

Một phụ huynh có con gái đang đi học tại tỉnh Nangarhar cho biết, tình hình an ninh trên toàn quốc quá biến động. Phụ huynh không yên tâm khi cho trẻ đến trường vào thời điểm hiện nay.

Bà Rangina Hamidi, Bộ trưởng Giáo dục Afghanistan, cho biết: “Nỗi sợ hãi đang bủa vây trẻ em gái và phụ nữ. Tôi đã nhận được nhiều tin nhắn từ bạn bè, người thân là phụ nữ, hỏi tôi họ nên làm gì. Tôi ước mình có câu trả lời cho mọi người”.

Không chỉ lo lắng cho tình hình của các bé gái, bà Hamidi đánh giá chiến tranh có tác động to lớn đến nhận thức và việc học tập của toàn bộ trẻ em Afghanistan. Những đứa trẻ lớn lên trong chiến tranh sẽ không thôi ám ảnh bởi âm thanh, hình ảnh về sự huỷ diệt.

Vì vậy, dù hệ thống giáo dục có thể mang lại những chương trình học hay cơ sở vật chất tốt nhất, trẻ em vẫn khó có thể thoát khỏi bóng ma chiến tranh.

Trên khắp thế giới, các tổ chức nhân quyền, tổ chức vận động đang kêu gọi bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái Afghanistan. BàPhumzile Mlambo, người đứng đầu của tổ chức UN Women, bày tỏ: “Xin hãy nghĩ cho những người phụ nữ và trẻ em gái Afghanistan. Một thảm kịch đang bày ra trước mắt chúng ta”.

Theo NPR, UWN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.