Lãnh đạo các nước phân tích tác động tiềm ẩn khi Taliban chớp nhoáng chiếm Afghanistan

GD&TĐ - Trước tình hình Taliban nhanh chóng chiếm Afghanistan, các nhà lãnh đạo thế giới đã phân tích về những tác động tiềm ẩn về vấn đề này.

Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Mỹ

Dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump, Mỹ tuyên bố sẽ rút toàn bộ quân ra khỏi Afghanistan. Đến nay, chưa có dấu hiệu nào cho thấy các thủ tục rút quân bị dừng lại.

Trên thực tế, Tổng thống Joe Biden hôm 15/8 đã thông báo sẽ có thêm 1.000 binh sĩ tham gia cùng với 4.000 binh sĩ đã được điều động đến thủ đô Kabul của Afghanistan để hỗ trợ nhân viên đại sứ quán Mỹ xuất cảnh an toàn.

Phát biểu trước quốc gia, ông Biden thừa nhận “không bao giờ là thời điểm thích hợp để rút quân”, nhưng việc ra lệnh cho quân đội Mỹ đứng ra khi chính lực lượng của Afghanistan không làm việc này là sai lầm”.

Taliban đã thành công trong việc giành quyền kiểm soát Afghanistan và hầu như không gặp phải sự kháng cự nào từ lực lượng Afghanistan. Trong khi đó Mỹ đã dành hàng năm để huấn luyện họ ngăn chặn một cuộc tấn công như vậy. Việc Taliban kiểm soát Afghanistan chỉ diễn ra hơn 2 tuần trước thời hạn 31/8 mà ông Biden đưa ra để chấm dứt 20 năm cuộc chiến của Mỹ tại Afghanistan.

Tuy nhiên, khi các nỗ lực rút quân không suôn sẻ lắm đang cho thấy hàng nghìn người Afghanistan tràn ngập sân bay quốc tế Hamid Karzai. Nhiều người, trong đó có lãnh đạo quốc tế, đang ngày càng lo ngại về tương lai của việc Taliban tiếp quản Afghanistan với những tác động có thể xảy ra với khu vực và quốc tế.

Thủ tướng Anh Boris Johnson
Thủ tướng Anh Boris Johnson

Vương quốc Anh

Chủ yếu nhắc lại những gì Bộ trưởng Quốc phòng Anh đưa ra, Thủ tướng Boris Johnson thừa nhận việc Mỹ rút quân “đang đẩy nhanh tiến độ” ở Afghanistan, nhưng cũng lưu ý các quốc gia cần hợp tác với nhau để ngăn nước này trở thành “nơi sinh sôi nảy nở của chủ nghĩa khủng bố”.

“Ưu tiên của chúng tôi là đảm bảo việc chúng tôi thực hiện nghĩa vụ của mình với công dân Anh, với tất cả những người đã giúp nỗ lực của Anh tại Afghanistan trong hơn 20 năm qua và đưa họ ra khỏi nước này nhanh nhất có thể” – ông Johnson tuyên bố hôm 15/8. Ông nói thêm rằng không nên có ai “song phương công nhận Taliban” là một chính quyền mới.

Hôm qua (16/8), ông Johnson thông báo sẽ đẩy mạnh các nỗ lực sơ tán và tổ chức một cuộc họp trực tuyến các nhà lãnh đọa G7 để giải quyết tốt hơn tình hình tồi tệ ở Afghanistan. Ban đầu London cam kết gửi 600 quân để giúp đỡ các nỗ lực sơ tán ở Kabul, nhưng con số này sau đó đã tăng lên 900 người.

Văn phòng ông Johnson đã tuyên bố Thủ tướng Anh đang làm việc với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron để giải quyết tình hình đang khó khăn.

Ngoại trưởng Anh Dominic Raab tiết lộ các đồng minh đang xem xét khả năng áp đặt các biện pháp trừng phạt và cắt viện trợ cho Afghanistan nếu Taliban không duy trì nhân quyền hoặc để quốc gia này trở thành căn cứ của các nhóm khủng bố.

Australia

Australia đã triển khai khoảng 250 binh sĩ giúp sơ tán công dân đang sống ở Afghanistan. Một thông cáo do Lực lượng Phòng vệ Australia cho biết 2 chiếc C-17 A Globemasters và 1 chiếc KC-30A đã được lệnh tới khu vực khi các đánh giá đang được thực hiện.

Thủ tướng Scott Morrison cho biết sứ mệnh của Australia tại Afghanistan không hề “vô ích”, đồng thời cho biết lịch sử chứng minh rằng “luôn luôn” có một “tình huống rất thách thức ở Afghanistan”.

“Nhìn vào lịch sử bạn sẽ thấy câu chuyện của Afghanistan. Đó là một nơi bi thảm, một đất nước bi thảm đã phải chịu đựng những khó khăn và thảm họa khủng khiếp trong một thời gian rất dài” – ông Morrison nói thêm – “Thật đáng buồn, câu chuyện đó vẫn tiếp tục.”

Thủ tướng Australia Scott Morrison.
Thủ tướng Australia Scott Morrison.

Canada

Thủ tướng Justin Trudeau tuyên bố ông cảm thấy “đau lòng” trước những cảnh tượng đang diễn ra và tiết lộ nhân viên ngoại giao Canada đã được triệu hồi.

“Canada chính thức lên án bạo lực ngày càng leo thang và chúng tôi rất đau lòng trước tình cảnh người dân Afghanistan gặp phải hiện nay. Điều này càng đặc biệt hơn trước sự hy sinh của những người Canada đã tin tưởng và tiếp tục tin tưởng vào tương lai của Afghanistan” – ông Trudeau nói trong bài phát biểu hôm 15/8.

Thủ tướng Trudeau cũng chỉ ra Canada sẽ cho phép số công dân Afghanistan định cư lên tới 20.000 người thông qua chương trình thị thực đặc biệt. Ông nhấn mạnh sáng kiến này vẫn là “ưu tiên hàng đầu”.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau.

Đức

Thủ tướng Angela Merkel nói với các phóng viên hôm 16/8 rằng tốc độ mà Taliban giành được quyền kiểm soát Afghanistan thể hiện “sự cay đắng, bi kịch và đáng sợ”. Bà cho rằng sứ mệnh ở Afghanistan đã không thành công như mong đợi ban đầu của các quan chức.

“Đó là một diễn biến khủng khiếp đối với hàng triệu dân Afghanistan – những người muốn có một xã hội tự do hơn” – bà  Merkel nói và cho biết cần lưu ý phân tích những bước đi sai lầm ở Afghanistan để ngăn chặn những vấn đề tương tự xuất hiện trong bất kỳ cuộc giao tranh quân sự nào trong tương lai. Bà cũng cam kết hỗ trợ các nước láng giềng như Pakistan khi giúp người tị nạn trốn khói đất nước đang bị chiến tranh tàn phá.

Ngoại trưởng Đức Heiko Mass cũng thừa nhận các bên đã “đánh giá sai tình hình” và “cả chúng tôi cũng như các đối tác, chuyên gia của chúng tôi đều không lường trước được tốc độ mà lực lượng an ninh Afghanistan rút lui và đầu hàng.”

Ông cho biết trong số 2.500 nhân viên đại sứ quán được lệnh sơ tán, 1.900 người đã được điều động trở lại Đức. Trong khi đó 2.000 người khác bao gồm các nhà hoạt động nhân quyền và gia đình họ dự kiến sẽ được đưa vào danh sách sơ tán của Đức.

Iran

Tổng thống Ebrahim Raisi.
Tổng thống Ebrahim Raisi.

Ở khía cạnh khác, Tổng thống Ebrahim Raisi tuyên bố rằng “thất bại quân sự và sự rút lui của Mỹ phải trở thành cơ hội để khôi phục cuộc sống, an ninh và hòa bình lâu dài tại Afghanistan”.

“Iran ủng hộ các nỗ lực khôi phục sự ổn định ở Afghanistan và với tư cách là một quốc gia láng giềng và anh em, Iran mong tất cả các nhóm ở Afghanistan đạt được một thỏa thuận quốc gia” – ông nói.

Bộ trưởng Ngoại giao sắp mãn nhiệm Javad Zarif nói rằng Iran hết lòng hoan nghênh quyết định thành lập liên minh của cựu Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai.

“Chúng tôi hy vọng nó có thể dẫn đến đối thoại và chuyển đổi hòa bình ở Afghanistan” – ông nói – “Iran sẵn sàng tiếp tục các nỗ lực xây dựng hòa bình”.

Iran là quốc gia có đường biên giới gần 1.000km với Afghanistan và là nơi sinh sống của hàng trăm nghìn người tị nạn Afghanista.

Liên hợp quốc

Tổng thư ký Antonio Guterres kêu gọi các nhà lãnh đạo châu Âu thận trọng và Taliban thực hiện “kiềm chế tối đa” và “đảm bảo” nhân quyền được duy trì tại đất nước này.

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres.

Ông lo ngại việc vi phạm nhân quyền xảy ra với phụ nữ và trẻ em Afghanistan. Bên cạnh đó, lãnh đạo Liên hợp quốc cho rằng cần đảm bảo rằng Afghanistan không bao giờ được sử dụng làm nền tảng hoặc nơi trú ẩn an toàn cho các tổ chức khủng bố.

“Những ngày tiếp theo sẽ là then chốt. Thế giới đag theo dõi. Chúng ta không thể và không được bỏ rơi người dân Afghanistan” – ông Guterres nhấn mạnh.

Theo Sputnik

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.