Taliban là ai?
Taliban có nghĩa là “học sinh” trong tiếng Phashto. Kể từ khi bị lật đổ vào năm 2001, họ đã tiến hành một cuộc nổi dậy chống lại chính phủ Afghanistan do phương Tây hậu thuẫn ở Kabul.
Nhóm này do các chiến binh “mujahideen” từng chiến đấu với lực lượng Liên Xô vào những năm 80.
Lịch sử của Taliban tại Afghanistan
Nổi lên vào năm 1994, với tư cách là một trong số các phe chiến đấu trong một cuộc nội chiến, Taliban giành được quyền kiểm soát phần lớn đất nước vào năm 1996 và áp dụng nghiêm ngặt luật Hồi giáo (Sharia).
Nhóm bị buộc tội ép mọi người tuân theo luật Hồi giáo một cách tàn bạo. Các vụ hành quyết được thực hiện công khai đối với những người bị kết tội giết người hoặc ngoại tình, cắt cụt chân người bị kết tội trộm cắp. Đàn ông phải để râu và phụ nữ phải mặc áo che toàn thân.
Taliban đã che chở cho Osama bin Laden và các nhân vật chủ chốt của tổ chức al Qaeda sau cuộc tấn công vào Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York, Mỹ ngày 11/9/2001. Tuy nhiên, Taliban đã thất thủ sau khi liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu tiến hành tấn công vào ngày 7/10/2001.
Mặc dù bị lật đổ quyền lực, Taliban vẫn tiếp tục một cuộc chiến tranh du kích chống lại các chính phủ được phương Tây hậu thuẫn và các lực lượng do Mỹ dẫn đầu trong nước.
Khoảng 150.000 quân nhân Anh đã phục vụ tại Afghanistan trong 20 năm qua và 457 người đã thiệt mạng.
Ngoài ra, 2.448 quân nhân Mỹ đã thiệt mạng trong cuộc xung đột này.
Điều gì đã xảy ra với cuộc hòa đàm giữa Mỹ và Taliban?
Taliban bắt đầu đàm phán với Mỹ vào năm 2018 và đạt được một thỏa thuận hòa bình vào tháng 2/2020. Thỏa thuận này cam kết Mỹ phải rút quân đồng thời ngăn chặn Taliban tấn công lực lượng Mỹ.
Tuy nhiên, Taliban vẫn tiếp tục sát hại lực lượng an ninh và dân thường Afghanistan.
Taliban muốn gì ở Afghanistan?
Taliban mong muốn khôi phục luật tôn giáo Sharia trở lại Afghanistan và những người không thể rời khỏi đất nước sẽ phải thích nghi với lối sống mà họ chưa từng thấy trong 2 thập kỷ.
Khi cai trị Afghanistan lần cuối từ năm 1996 đến 2001, phụ nữ không được làm việc, trẻ em không được đi học, phụ nữ phải che mặt và đi cùng với một người thân là nam nếu họ muốn ra khỏi nhà. Âm nhạc, truyền hình và điện ảnh đều bị cấm.
Nhóm cho biết sẽ chấm dứt việc dạy nam nữ học chung và đưa luật Hồi giáo trở lại vị trí trung tâm trong xã hội.
Trong các cuộc đàm phán về một dàn xếp chính trị những năm gần đây, lãnh đạo Taliban đảm bảo với phương Tây rằng phụ nữ sẽ được hưởng quyền bình đẳng theo những gì mà Hồi giáo đưa ra, bao gồm khả năng làm việc và được giáo dục.
Đầu năm nay, Taliban cho biết muốn có một “hệ thống Hồi giáo chân chính”, đưa các quy định về quyền của phụ nữ theo truyền thống văn hóa và các quy tắc tôn giáo. Tuy nhiên, vào đầu tháng này, các chiến binh của nhóm đã vào một ngân hàng ở Kandahar và yêu cầu 9 phụ nữ làm việc ở đó rời đi.
Các tay súng đã áp giải họ về nhà và yêu cầu họ đừng trở lại công việc của mình, đồng thời giải thích chỉ người nam mới có thể thay chỗ của họ - 3 trong số những người phụ nữ cho biết.
Vụ việc trên là dấu hiệu ban đầu cho thấy một số quyền mà phụ nữ Afghanistan giành được trong 20 năm kể từ khi Taliban bị lật đổ có thể bị đảo ngược.
Taliban được tài trợ như thế nào?
Nhóm này có thể gây quỹ thông qua một số nguồn, bao gồm buôn bán thuốc phiện và ma túy. Ở những khu vực kiểm soát được, Taliban đánh thuế các trang trại và các doanh nghiệp, trong khi cũng nhận được tài trợ của người ủng hộ.
Ai công nhận Taliban?
Chỉ có 4 quốc gia công nhận Taliban khi lực lượng này nắm quyền trước đây, đó là Pakistan, Ả rập Xê út, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất và Turkemnistan.
Mỹ và Liên hợp quốc đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Taliban và hầu hết các nước không công nhận nhóm này về mặt ngoại giao. Tuy nhiên, một số nước như Trung Quốc đã gợi ý rằng họ có thể công nhận Taliban là một chế độ hợp pháp.
Quá trình Taliban chiếm các vùng của Afghanistan gần đây:
- Ngày 14/4: Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo quân đội Mỹ rút khỏi Afghanistan từ 1/5 và kết thúc vào ngày 11/9, chấm dứt cuộc chiến dài nhất của Mỹ.
- Ngày 4/5: Các tay súng Taliban mở cuộc tấn công lớn vào các lực lượng Afghanistan ở tỉnh Helman và tấn công ở ít nhất 6 tỉnh khác.
- Ngày 11/5, Taliban chiếm quận Nerkh ngay bên ngoài thủ đô Kabul khi bạo lực gia tăng khắp cả nước.
- Ngày 7/6: Các quan chức cấp cao của chính phủ cho biến hơn 150 binh sĩ Afghanistan đã thiệt mạng trong 24 giờ khi cuộc giao tranh ngày càng tồi tệ. Họ cho biết giao tranh diễn ra ở 26/30 tỉnh của đất nước.
- Ngày 22/6, Taliban tiến hành một loạt các cuộc tấn công ở miền bắc, xa các thành trì truyền thống của mình ở miền nam.
- Ngày 5/7: Taliban nói rằng có thể đưa ra bản đề xuất hòa bình cho chính phủ Afghanistan vào tháng 8.
- Ngày 21/7: Taliban kiểm soát khoảng 1 nửa số quận của đất nước.
- Ngày 25/7: Mỹ cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ quân đội Afghanistan “trong những tuần tới” bằng các cuộc không kích tăng cường nhằm giúp họ chống lại các cuộc tấn công của Taliban.
- Ngày 26/7: Liên hợp quốc cho biết 2.400 thường dân Afghanistan thương vong trong tháng 5-6 trong tình trạng bạo lực leo thang.
- Ngày 6/8: Zaranj ở miền nam trở thành thủ phủ đầu tiên rơi vào tay Taliban trong nhiều năm.
- 13/8: Thêm 4 thủ phủ rơi vào tay Taliban. Ở phía tây, thành phố trọng yếu là Herat đã bị Taliban kiểm soát.
- Ngày 14/8: Taliban chiếm thành phố lớn nhất phía bắc là Mazar-i-Sharif với ít sự kháng cự, thủ phủ Pul-e-Alam của tỉnh Logar cách thủ đô Kabul 70km. Trong khi đó Mỹ gửi thêm binh sĩ giúp sơ tán dân thường khỏi Kabul.
- Ngày 15/8 Taliban chiếm thành phố quan trọng phía đông Jalalabad mà không cần giao tranh, bao vây Kabul một cách hiệu quả.
- Ngày 15/8: Theo một quan chức của Bộ Nội vụ, Các phần tử nổi dậy của Taliban tiến vào Kabul khi Hoa Kỳ sơ tán các nhà ngoại giao khỏi đại sứ quán rằng họ bằng máy bay trực thăng.