87 bài báo khoa học tại Hội nghị khoa học trẻ thủy sản toàn quốc

GD&TĐ - Ngày 28/6 tại TPHCM, Trường Đại học Quốc tế (HCMIU) – ĐHQG TPHCM và Mạng lưới Viện Trường Thủy sản Việt Nam (ViFINET) tổ chức Hội nghị Khoa học trẻ thủy sản toàn quốc lần thứ VIII.

Hội nghị thu hút gần 200 đại biểu tham dự
Hội nghị thu hút gần 200 đại biểu tham dự

Hội nghị Khoa học trẻ thủy sản toàn quốc lần lần này được HCMIU đăng cai tổ chứcvới tiêu đề “Sáng tạo để đổi mới”. Gần 200 đại biểu đến từ từ các viện, trường của mạng lưới ViFINET và các doanh nghiệp thủy sản trong nước và quốc tế tham dự.

Hội nghị thu hút 87 bài báo khoa học được trình bày tại hội trường cũng như trong khu vực trưng bày poster với 4 tiểu ban: Công nghệ sản xuất giống – Công nghệ nuôi; Bệnh học, Môi trường và Công nghệ Sinh học; Dinh dưỡng, Thức ăn và Chế biến thủy sản; Nguồn lợi Thủy sản, Kinh tế xã hội. Trong đó, các báo cáo đạt các tiêu chí chất lượng sẽ được BTC tuyển chọn để xuất bản trên số đặc biệt của Tạp chí Khoa học Công nghệ Thủy sản năm 2017.

Và hơn hết hội nghị năm 2017 được tổ chức với kì vọng sẽ có sự kết nối hiệu quả giữa các chuyên gia đầu ngành lĩnh vực thủy sản và các doanh nghiệp để có thể đưa ra những chiến lược phù hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành nuôi trồng và chế biến thủy sản Việt Nam.

PGS.TS Hồ Thanh Phong , Hiệu trưởng HCMIU phát biểu tại Hội nghị
 PGS.TS Hồ Thanh Phong , Hiệu trưởng HCMIU phát biểu tại Hội nghị

Phát biểu khai mạc hội nghị, PGS.TS Hồ Thanh Phong - Hiệu trưởng HCMIU, nhấn mạnh: “Chủ đề của hội nghị lần này là “Sáng tạo để đổi mới”. Chưa bao giờ yêu cầu đổi mới lại quan trọng như tại thời điểm này để Việt Nam có thể hội nhập thế giới trong công cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), Việt Nam hiện đứng thứ 4 trên thế giới về sản lượng nuôi trồng thủy sản nhưng chúng ta đang phải đối mặt với một loạt thách thức như: - Suy thoái môi trường do hoạt động công nghiệp hoặc chính hoạt động nuôi trồng thủy sản; -

Một số phương thức canh tác có ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái thiên nhiên; - Bệnh thủy sản ngày càng nhiều với mức độ ảnh hưởng lớn hơn; - Sự khan hiếm và tăng giá của các nguyên vật liệu phục sản xuất, đặc biệt là bột cá để chế biến thức ăn công nghiệp; - Quan ngại của người tiêu dùng về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm...

Để giải quyết được những thách thức trên người làm nghiên cứu cần tìm hiểu sát sao các yêu cầu của thực tiễn sản xuất, đặt mình vào vị trí của người nông dân hoặc doanh nghiệp khi định hướng nghiên cứu, phát triển sản phẩm hay công nghệ. Làm được điều này, chúng ta chắc chắn sẽ đến gần hơn với doanh nghiệp và người dân”.

Đặc biệt, ông Peter Starr – Chủ biên của bản tin “Catch & Culture”, Ủy hội Sông Mê Kông – có bài tham luận trình bày nội dung quan trọng về hiện trạng nuôi trồng thủy sản ở Đồng bằng Sông Cửu Long và các yêu cầu nghiên cứu từ phía các doanh nghiệp cho nhóm ngành này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

GD&TĐ - Tiền đạo Richarlison của Tottenham và tuyển Brazil vừa thông báo anh sắp được làm bố khi bạn gái Amanda Araujo đang mang thai.