Kết hôn trước 23 tuổi có nhiều khả năng ly hôn sớm
Một nghiên cứu của Đại học Bắc Carolina năm 2014 tại Greensboro cho thấy phụ nữ Mỹ sống thử hoặc kết hôn ở tuổi 18 có tỷ lệ ly hôn 60%, nhưng phụ nữ đợi đến 23 tuổi mới lập gia đình có tỷ lệ ly hôn khoảng 30%.
The Atlantic nhận định: “Cặp cặp đôi càng chờ đợi thời điểm phù hợp để tiến tới hôn nhân thì thành công trong hôn nhân càng lớn”.
Ảnh minh họa.
Tuần trăng mật không kéo dài mãi mãi
Theo một nghiên cứu năm 2005 của Đại học Pavia ở Ý, khoảng thời gian tình yêu nồng nhiệt nhất chỉ kéo dài khoảng một năm. Sau đó, mức độ của một hóa chất gọi là "yếu tố tăng trưởng thần kinh", liên quan đến cảm xúc lãng mạn mãnh liệt bắt đầu giảm.
Helen Fisher, một nhà tâm lý học và chuyên gia về mối quan hệ, nói rằng không rõ chính xác khi nào cảm giác "đang yêu" bắt đầu phai nhạt, nhưng đằng sau nó đều có các lý do cho một sự phát triển hợp lý.
Xét về khía cạnh trao đổi chất trong cơ thể thì việc dành quá nhiều thời gian chỉ hướng đến một người trong trạng thái khao khát ở mức độ cao là điều rất 'tốn kém'".
Hai người có thể hợp – hoặc không hợp trên nhiều cấp độ
Trở lại những năm 1950 và 60, nhà tâm lý học người Canada Eric Berne đã giới thiệu một mô hình ba tầng để hiểu bản sắc của một người. Ông thấy rằng mỗi chúng ta có ba "trạng thái bản ngã" hoạt động cùng một lúc:
Phụ huynh: Những gì bạn đã được dạy.
Đứa trẻ: Những gì bạn đã cảm thấy.
Người lớn: Những gì bạn đã học được.
Khi bạn đang trong một mối quan hệ yêu đương, bạn liên quan đến đối tác của mình ở mỗi cấp độ sau:
Phụ huynh: Giá trị và niềm tin của bạn về thế giới có giống nửa kia không?
Đứa trẻ: Bạn có vui vẻ khi ở cạnh người đó không? Bạn có nghĩ người đó hấp dẫn không? Hai người có hay đi du lịch cùng nhau không?
Người lớn: Hai người có nghĩ những điều tốt đẹp về nhau? Hai người có ăn ý khi cùng giải quyết một vấn đề nào đó?
Mặc dù có sự đối xứng giữa cả ba là lý tưởng, mọi người thường cùng nhau “tạo ra sự cân bằng”.
Cuộc hôn nhân hạnh phúc nhất là giữa những người bạn tốt nhất
Một nghiên cứu của Cục nghiên cứu kinh tế quốc gia năm 2014 cho thấy hôn nhân thực sự dẫn đến hạnh phúc gia tăng, chủ yếu nhờ vào tình bạn.
Ảnh minh họa.
Tình bạn là một cơ chế chính có thể giúp giải thích mối quan hệ nhân quả giữa hôn nhân và sự hài lòng trong cuộc sống.
Càng sát nhau về tuổi, càng ít có khả năng ly hôn
Một nghiên cứu trên 3.000 người Mỹ đã từng kết hôn cho thấy sự cách biệt về tuổi tác có liên quan đến những xích mích trong hôn nhân.
Megan Garber cho rằng: “Nếu chênh lệch 1 tuổi, nguy cơ ly hôn chỉ có 3%, chênh lệch 5 tuổi nguy cơ ly hôn tăng 18%. Chênh lệch 10 tuổi nguy cơ tăng lên 39%”.
Hôn nhân dễ đổ vỡ khi người này phụ thuộc hoàn toàn kinh tế vào người kia
Nghiên cứu gần đây từ Đại học Connecticut đề xuất rằng một người phụ thuộc bạn đời về mặt kinh tế có khả năng sẽ không còn giữ được sự chung thủy và điều này đặc biệt đúng với những người đàn ông sống dựa vào thu nhập của phụ nữ.
Trân trọng lẫn nhau giúp hôn nhân bền vững
Trong một nghiên cứu của Đại học Bắc Carolina tại Chapel Hill, các nhà nghiên cứu đã cho những người tham gia giữ nhật ký riêng tư hàng ngày, trong đó họ ghi lại những điều mà đối tác của họ đã làm cho họ và cảm giác của họ. Hóa ra, những cặp đôi biết ơn nhau nhiều hơn cảm thấy mối quan hệ này bền chặt hơn.
Ảnh minh họa.
Trong khi đó, một loạt các nghiên cứu khác, dẫn đầu bởi một nhà nghiên cứu tại Đại học California, Berkeley, đã phát hiện ra rằng các cặp vợ chồng trân trọng nhau vẫn giữ được ngọn lửa tình yêu nhiệt huyết 9 tháng sau đó.
Tình dục là yếu tố tạo nên hạnh phúc trong hôn nhân
Khi đề cập đến tình dục, chất lượng quan trọng hơn so với số lượng.
Các nhà nghiên cứu đã chia một loạt các cặp vợ chồng thành 2 nhóm: Trong 90 ngày, một nửa tiếp tục làm “chuyện ấy” theo kế hoạch bình thường, nửa còn lại tăng gấp đôi. Kết quả cho thấy, nhóm thứ 2 ít cảm thấy hạnh phúc hơn nhóm 1.