8 cách dạy bé biết quản lý tài chính

GD&TĐ - Là người trưởng thành, dĩ nhiên các mẹ luôn biết cách quản lý tài chính cho hiện tại và cho những kế hoạch tương lai. Mẹ thường suy nghĩ thấu đáo trước khi quyết định chi tiêu bất cứ thứ gì. Nhưng có bao giờ mẹ nghĩ sẽ dạy bé yêu về việc này chưa?

8 cách dạy bé biết quản lý tài chính

Là người trưởng thành, dĩ nhiên các mẹ luôn biết cách quản lý tài chính cho hiện tại và cho những kế hoạch tương lai. Mẹ thường suy nghĩ thấu đáo trước khi quyết định chi tiêu bất cứ thứ gì. Nhưng có bao giờ mẹ nghĩ sẽ dạy bé yêu về việc này chưa?

Quản lý tài chính dường như là một khái niệm thuộc với những người lớn, nhưng nếu bé yêu biết cách quản lý tài chính càng sớm thì trong tương lai, cơ hội bé thành công càng cao.

Mẹ không biết nên bắt đầu từ đâu? Dưới đây là 8 cách đơn giản giúp mẹ dạy cho bé quản lý tài chính và biết quý trọng đồng tiền. Từ đó, bé có thể bắt đầu quen với việc kế hoạch tài chính cho bản thân mình ngay từ khi còn nhỏ.

8 cach day be biet quan ly tai chinh

Nếu bé yêu biết cách quản lý tài chính càng sớm thì trong tương lai, bé cơ hội thành công càng cao.

Trả tiền công cho con

Nếu những đứa trẻ ở lứa tuổi thiếu niên có thể tự kiếm tiền bằng những công việc làm thêm, thì phần lớn trẻ ở độ tuổi tiểu học, tiền kiếm được là do bố mẹ hoặc người thân cho. Nhưng mẹ cũng có thể khuyến khích bé giúp mẹ làm những công việc nhà như rửa chén, lau chùi bàn ghế hoặc phơi đồ…

Sau khi bé hoàn tất công việc hãy thưởng một ít tiền để bé biết được giá trị của việc lao động.

Đó là bước đầu tiên để bé biết làm thế nào có thể kiếm tiền ngoài xã hội. Nếu như, mẹ cứ cho tiền mà không đòi hỏi bé bỏ một chút công sức nào thì bé sẽ nghĩ ba mẹ nuôi mình là điều hiển nhiên. 

Khi bé biết được nếu muốn có tiền bắt buộc phải bỏ công sức ra, bé sẽ biết tôn trọng các vật dụng xung quanh như điện thoại, máy tính bảng, iPod…. Từ đó, sẽ không phá vỡ mà cố gắng giữ gìn các thiết bị đắt tiền này.

Và nếu như bé cố tình làm hư hỏng, bé sẽ phải dùng số tiền vất vả kiếm được để mua lại những món đồ đó. Từ đây, bé sẽ biết quý trọng giá trị của đồng tiền hơn.

8 cach day be biet quan ly tai chinh

Trả một ít tiền khuyến khích khi bé làm việc nhà

Dạy bé những bước cơ bản về ngân sách

"Sesame Street" (một chương trình truyền hình thực tế dành cho tiếu nhi tại Mỹ) đã gợi ý, một cách đơn giản để dạy trẻ nhỏ về ngân sách và tiết kiệm. Thay vì để bé đặt toàn bộ tiền tiêu vặt và tiền công vào một chú heo đất, mẹ hãy giúp bé chia số tiền ấy thành nhiều 3 lọ thủy tinh, để bé có thể dễ dàng thấy được thành quả cũng như như sự tiêu xài của bé ngày qua ngày. Mẹ nên khuyến khích bé bằng một phần thưởng nhỏ khi những chiếc bình đầy.

- Lọ thứ nhấtDành cho số tiền mà bé có thể chi tiêu ngay lập tức.

- Lọ thứ hai: Dành cho số tiền mà bé đang tiết kiệm.

- Lọ thứ ba: Dành đựng số tiền mà bé có thể dùng để giúp đỡ cho những tổ chức từ thiện hoặc bất kỳ việc gì hữu ích mà mẹ muốn bé sử dụng tiền cho việc đấy.

Mẹ sẽ đóng vai trò là người hướng dẫn, giúp con đi đúng hướng và hãy để bé quyết định theo cách bé muốn chi tiêu và tiết kiệm.

Đây chính là ngân sách đầu tiên mà bé vừa mới tạo ra!

Giúp trẻ hiểu rằng mọi thứ đều tốn tiền

Bé yêu cần phải biết giá trị tiền tiêu vặt mà mẹ cho hoặc số tiền mà được mẹ trả công khi giúp mẹ, so với giá trị của những thứ mà bé muốn mua. Theo một khảo sát của T. Rowe Rice (một công ty quản lý tài sản toàn cầu thuộc sở hữu của Mỹ) cho biết, 51% trẻ em tại nước này sẽ tiêu ngay số tiền mà được bố mẹ hoặc họ hàng cho để vào những món đồ chơi ao ướt. Thế nên khi bé muốn một món đồ chơi mới, mẹ hãy đưa ra chi phí và nhắc nhở bé số tiền mà bé phải chi tiêu cho món đồ đó. Đây cũng là cơ hội tốt để khuyến khích bé tiết kiệm tiền.

Trong trường hợp bé cần tiêu tiền, mẹ hãy dạy cho bé cách chi tiền và tiết kiệm như thế nào. Giả sử bé nhận tiêu vặt khoản 100,000đ mỗi tuần, nhưng bé muốn mua đồ chơi có giá khoảng 150.000đ, và mong muốn mua món đồ đó ngay lập tức thì việc đó là không thể. Mẹ nên giải thích cho bé hiểu, vì món đồ chơi đó đã vượt quá ngân sách bé có nên bé có thể dành dụm, và mua món đồ chơi sau khi đủ tiền.

Khi bé muốn mua thứ gì bằng số tiền dành dụm, hãy làm cho bé thấy được quá trình tiêu tiền diễn ra như thế nào bằng cách: Lấy tiền từ bình chiếc bình, mang nó đến cửa hàng, cho bé chọn sản phẩm bé thích, và lấy số tiền đó đưa cho người bán hàng. Bé nhận được món đồ chơi (hoặc bất cứ điều gì khác bé muốn) và thấy rõ ràng sẽ số tiền của trong bình của bé vơi đi,

Mẹ cũng nên dạy cho bé biết cách ưu tiên cho những món đồ cần thiết. Nếu bé dành tất cả tiền tiết kiệm vào một món đồ, bé sẽ không có đủ tiền để chi tiêu cho những thứ khác. Bởi vì, không có đủ tiền để mua mọi thứ mà mình mong muốn nên nhất định bé phải tìm ra món quan trọng nhât đối với mình. Hoặc mẹ cũng nên khuyến khích bé mua những món đồ có giá trị thay vì những món nhỏ.

8 cach day be biet quan ly tai chinh

Khi bé muốn một món đồ chơi mới, mẹ hãy đưa ra chi phí và nhắc nhở bé số tiền mà bé phải chi tiêu cho món đồ đó

Dạy con cách mua sắm thông minh

Trong tất cả mọi chi tiêu, mẹ hãy dạy bé chọn món với giá trị tương đương nhưng chi phí thấp hơn. Ví dụ mẹ chỉ cho bé những siêu thị hoặc nhà bán lẻ nào sẽ có giá rẻ hơn. Mẹ cũng có thể giới thiệu cho bé về những phiếu giảm giá. Và một lần nữa, điều này sẽ giúp mẹ dạy cho bé của bạn cách ưu tiên. Hãy hỏi bé rằng:

“Con có muốn mua món này ngay bây giờ hay chờ đến cuối ngày để nó được giảm giá, và lúc đó con có thể tiết kiệm một ít tiền?

Chắc chắn, bé sẽ vui mừng khi được trả tiền ít hơn. Và sau này, theo thói quen bé sẽ tìm cách tận dụng tối đa ngân sách hạn chế. Đó là một kỹ năng rất có ích.

8 cach day be biet quan ly tai chinh

Chỉ cho bé những siêu thị hoặc nhà bán lẻ nào sẽ có giá rẻ hơn.

Hãy để bé tự đưa ra quyết định chi tiêu

Mẹ có thể cho lời khuyên, nhưng đừng bao giờ bắt buộc bé phải làm gì theo ý mẹ. Đó là tiền của bé và bé có quyền tự quyết định chi tiêu. Mặc dù có khi bé sẽ phạm sai lầm nhưng từ những sai lầm đó, bé có thể rút ra bài học ngay bây giờ thay vì trong tương lai.

Dạy bé về thẻ tín dụng

Mặc dù thẻ tín dụng là một công cụ tài chính hữu ích, những cũng là bẫy chi tiêu đối với nhiều người. Sử dụng thẻ tín dụng có thể khiến người tiêu dùng không kiểm soát được chi tiêu dẫn đến tình trạng quá mức và khiến cho họ phải cuốn vào nợ nần.

Thế nên, mẹ hãy giải thích cho bé cách mẹ sử dụng thẻ tín dụng và những lãi suất phải thanh toán với ngân hàng để tránh sau này khi trường thành bé bị choáng ngợp với các ưu đãi thẻ tín dụng.

Biết được những mối nguy hiểm tiềm tàng có thể giúp bé tránh được việc bị mắc nợ thẻ tín dụng sau này.

8 cach day be biet quan ly tai chinh

Mặc dù thẻ tín dụng là một công cụ tài chính hữu ích, những cũng là bẫy chi tiêu đối với nhiều người

Giả định những tình huống tài chính để bé tham gia và học tập

Một nghiên cứu của Đại học Cambridge cho thấy thói quen sử dụng tiền ở trẻ em được hình thành vào thời điểm chúng 7 tuổi.

Ở độ tuổi này, đôi mắt trong trẻo của bé sẽ nhìn và thu thập vào trí não tất cả những gì mẹ chi tiêu hoặc sử dụng tiền hàng ngày. Nếu mẹ thanh toán tiền ở siêu thị hoặc chi trả tại những cửa hàng ăn uống bé đều nhận thấy rõ ràng. Hoặc ngay cả khi bố mẹ tranh luận về vấn đề tài chính, bé cũng hoàn toàn nhìn thấy và ghi nhận. Nên mẹ hãy tạo những tình huống lành mạnh về tiền bạc, để bé có thể tiếp thu và học hỏi, việc này sẽ giúp ích rất nhiều cho bé khi lớn lên.

Đây là một số gợi ý cho mẹ về hoạt động và chiến lược hướng dẫn bé để bé thu nhập, chi tiêu và tiết kiệm tiền:

1. Chúng ta hãy đi mua sắm

Thiết lập một cửa hàng tạp hóa giả, nơi bé có thể mua sắm. Trong cửa hàng đó có đầy đủ thức ăn, đồ chơi, hộp đựng thức ăn và kèm giá tiền.

Bé sẽ có thể mua đồ ăn và trả tiền tại cửa hàng mà mẹ bày ra.

2. Mẹ và bé sẽ cùng đến ngân hàng

Mẹ hãy tạo ra một ngân hàng giả định. Bé có thể kiếm tiền từ việc phụ giúp mẹ trong công việc nhà, và đến ngân hàng này mở tài khoản tiết kiệm.

Mẹ cũng có thể chỉ cho bé sử dụng thẻ tín dụng và thay đổi các vai trò khác nhau như hôm nay bé có thể đóng vai khách hàng, ngày hôm sau là nhân viên giao dịch, và nhân viên bảo vệ.

Dĩ nhiên, khi đi đến ngân hàng thật, mẹ cũng có thể dẫn bé theo để bé tìm thấy sự thích thú từ đó, tìm ra những ý tưởng để trò chơi ngân hàng với mẹ thú vị hơn.

3. Chúng ta hãy đi ăn

Tạo dựng một quán ăn nhỏ, nơi bé có thể tạo và sử dụng thực đơn với các mặt hàng thực phẩm và giá niêm yết. Bé cũng có thể luân phiên thay đổi vai trò là người bán, nhân viên phục vụ, thực khách hoặc cả là nhân viên trông xe.

Bố mẹ nên là tấm gương

Đối với những đứa trẻ, bố mẹ chính là những người gần gũi và bé dễ bị ảnh hưởng nhất từ thói quen của bố mẹ. Vì vậy, đối với những hành động tài chính của gia đình, hãy hành động một cách thông minh vì thông qua những hành động đó mẹ có thể dạy bé.

Ví dụ, nếu mẹ nói mẹ không thể mua được thứ gì đó, nhưng mẹ lại đi mua một chiếc ti vi mới đắt đỏ thì bé sẽ không thể hiểu được hành động này của mẹ. Bé sẽ đặt câu hỏi rằng tại sao thứ nhỏ hơn mẹ không thể mua mà mẹ lại đủ tiền để mua một thứ đắt đỏ như vây? Nhưng nếu bé biết mẹ đã tiết kiệm tiền rất lâu để mua một chiếc tivi mới và với món đồ này, cả gia đình có thể cùng nhau tận hưởng – thì bé sẽ có một bài học và cách nhìn tốt hơn về cách tiêu tiền của người lớn.

Mặc dù hầu hết tâm lý phụ huynh sẽ muốn giữ cho bé trong sáng không muốn vướng bận chuyện tiền nong. Và rất nhiều phụ huynh vẫn giữ quan điểm rằng sẽ tự tiết kiệm tiền để cho tương lai con sau này.

8 cach day be biet quan ly tai chinh

Rất nhiều phụ huynh vẫn giữ quan điểm rằng sẽ tự tiết kiệm tiền để cho tương lai con sau này

Nhưng nếu bắt đầu những bài học về giá trị tiền bạc từ sớm sẽ giúp các bé có được kiến thức về giá trị của tiền bạc và các khái niệm cơ bản về ngân sách. Nhờ đó con mẹ sẽ có một tương lai vững vàng hơn khi biết cách quản lý tài chính.

Theo Suckhoegiadinh.com.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ