7 thói quen xấu cần phải sửa ngay cho con

GD&TĐ - Dù là thói quen tốt hay thói quen xấu, một khi đã hình thành từ thời thơ ấu, chúng thường ở bên bạn suốt cuộc đời.

Cắn móng tay dẫn đến nhiễm trùng và có hại cho sức khỏe của vùng da xung quanh móng. (Ảnh: ITN).
Cắn móng tay dẫn đến nhiễm trùng và có hại cho sức khỏe của vùng da xung quanh móng. (Ảnh: ITN).

Vì vậy, với tư cách là người thầy đầu tiên của trẻ, cha mẹ cần rèn luyện thêm những thói quen tốt cho con trong cuộc sống hàng ngày, phát hiện và thay đổi những thói quen xấu của con kịp thời.

Mới đây, trang web “Ngôi làng khỏe mạnh” của Hoa Kỳ đã mời nhiều chuyên gia nuôi dạy con cái đến để tư vấn cho các bậc cha mẹ và giúp họ bỏ những thói quen xấu của con mình.

Thích ăn tráng miệng và uống đồ uống có đường

Chuyên gia dinh dưỡng Kristy King tin rằng nhiều đồ ăn nhẹ và đồ uống có vẻ tốt cho sức khỏe, với khẩu hiệu là ngũ cốc nguyên hạt hoặc bổ sung vitamin, nhưng hầu hết các sản phẩm này đều chứa nhiều đường và tiêu thụ lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Cách khắc phục: Nước là thức uống tốt nhất. Nếu muốn đa dạng hơn, bạn có thể thêm một ít nước trái cây tươi hoặc sữa ít béo. Đối với đồ ăn nhẹ, táo, bánh mì nguyên cám với phô mai hoặc sữa chua cùng các loại hạt đều là những lựa chọn tốt.

Ngoáy mũi

Ngoáy mũi là một thói quen mất thẩm mỹ và mất vệ sinh. Bác sĩ nhi khoa Andrew Edelman cho rằng hành vi này không chỉ làm tăng nguy cơ đưa vi khuẩn vào lỗ mũi mà còn dễ lây lan vi khuẩn sang người khác.

Cách khắc phục: Tập thói quen ngoáy mũi bằng khăn giấy, nhớ rửa tay và nhắc trẻ làm việc này ở nơi riêng tư. Ngoài ra, hãy tìm nguyên nhân khiến trẻ khó chịu ở mũi: Dị ứng, điều hòa không khí hoặc nhiệt độ cao có thể gây khô và tắc nghẽn lỗ mũi.

Sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc lau lỗ mũi bằng bông gòn nhúng vào nước sẽ làm giảm những khó chịu này. Đây cũng là mẹo khiến trẻ bớt cảm giác khó chịu và giảm số lần ngoáy mũi.

Cắn móng tay

2. Ngoay mui la mot thoi quen.jpg
Ngoáy mũi là một thói quen mất thẩm mỹ và mất vệ sinh. (Ảnh: ITN).

Cắn móng tay dẫn đến nhiễm trùng và có hại cho sức khỏe của vùng da xung quanh móng. Tiến sĩ Edelman nhắc nhở các bậc cha mẹ hãy phân tích nguyên nhân qua hành vi của con mình. Trẻ cắn móng tay có thể là do tâm lý căng thẳng hoặc buồn chán.

Cách khắc phục: Nói chuyện với con về lý do tại sao con lại làm như vậy và gợi ý con làm những việc khác để giải quyết vấn đề, chẳng hạn như đi bộ, nghe nhạc và vẽ tranh. Khi có dấu hiệu nhiễm trùng móng, hãy nhanh chóng tìm kiếm sự chăm sóc y tế.

Đi ngủ muộn

Thiếu ngủ có thể dẫn đến các vấn đề về hành vi, cáu kỉnh và kết quả học tập kém.

Cách khắc phục: Đặt giờ cho trẻ đi ngủ và tránh tiếp xúc với các chương trình bạo lực trước khi đi ngủ.

Theo Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia, trẻ mẫu giáo cần ngủ từ 11 đến 13 giờ mỗi ngày, trẻ từ 5 đến 10 tuổi cần ngủ từ 10 đến 11 giờ và trẻ trên 10 tuổi cần ngủ từ 8,5 đến 9,25 giờ.

Cha mẹ nên giúp con tạo môi trường ngủ tốt: tránh xa tivi, để ánh sáng trong nhà tối, mát mẻ và yên tĩnh khi ngủ.

Bỏ bữa sáng

Đối với trẻ, bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất. Angela Lemond, người phát ngôn của Viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng Hoa Kỳ, cho biết bỏ bữa sáng làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ em. Hơn nữa, trẻ ăn sáng ít cáu kỉnh hơn, tiếp nhận thông tin nhanh chóng, tập trung và có kết quả học tập tốt hơn.

Cách khắc phục: Hãy cho trẻ có đủ thời gian để ăn sáng. Bữa sáng nên giàu protein, chất xơ và chất béo lành mạnh, chẳng hạn như trứng, thực phẩm chủ yếu là ngũ cốc nguyên hạt, phô mai hoặc sữa ít béo.

Giảm cân một cách mù quáng

Xu hướng giảm cân hiện nay cũng đã lan rộng đến các trường học. Trẻ em ở độ tuổi 10 thường cân nhắc việc giảm cân, thậm chí có em còn lựa chọn những phương pháp hết sức cực đoan và có hại để đạt được mục tiêu của mình.

Cách khắc phục: Hãy làm gương tốt cho con. Cha mẹ không nên nói những điều tiêu cực về hình dáng, cân nặng của mình trước mặt con, đồng thời nên nhấn mạnh việc ăn uống lành mạnh và cho con biết công dụng khác nhau của từng loại thực phẩm như tăng cường cơ bắp, làm trắng da, cung cấp sức sống, bảo vệ thị lực, v.v.

Trẻ cũng có thể trải nghiệm điều đó trong chế độ ăn uống của mình. Vẻ đẹp không chỉ đến từ vóc dáng thon thả mà còn đến từ lối sống và thói quen ăn uống lành mạnh.

Không rửa tay

3. Rua tay la cach tot nhat.jpg
Rửa tay là cách tốt nhất để giảm bệnh tật ở trẻ em, nhưng trên thực tế nhiều trẻ em không thích rửa tay. (Ảnh: ITN).

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ cho rằng rửa tay là cách tốt nhất để giảm bệnh tật ở trẻ em, nhưng trên thực tế nhiều trẻ em không thích rửa tay.

Cách khắc phục: Nói cho con một số thời điểm quan trọng khi chúng cần rửa tay: sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và sau khi ngoáy mũi.

Huấn luyện con cách sử dụng xà phòng và ngâm nga những bài hát vui vẻ trong khi rửa tay. Nếu bàn ghế con tiếp xúc bị bẩn khi ra ngoài, hãy mang theo một ít nước rửa tay chứa cồn hoặc khăn lau khử trùng để lau sạch. Tuy nhiên, cha mẹ không cần phải giám sát con rửa tay liên tục. Việc tiếp xúc với vi khuẩn đúng cách cũng sẽ tăng cường khả năng miễn dịch.

Theo baby.sina.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...