7 mẹo xử lý nhanh dị ứng hải sản tại chỗ

Hải sản là thực phẩm giàu dinh dưỡng được nhiều người ưa chuộng. Song, không phải lúc nào hải sản cũng an toàn mà có thể gây dị ứng, nhẹ thì mẩn ngứa, buồn nôn, nặng thì có thể sốc phản vệ dẫn tới tử vong.

7 mẹo xử lý nhanh dị ứng hải sản tại chỗ
Triệu chứng khi bị dị ứng hải sản
Trên thực tế, không phải ai cũng bị dị ứng hải sản mà tùy vào cơ địa, thể trạng sức khỏe và thực trạng hải sản. Dị ứng có thể biểu hiện ngay sau khi ăn cũng có thể một lúc sau do vận động, sinh hoạt mới bộc lộ. Mức độ dị ứng nhẹ có thể phát ban, nổi mề đay từng vùng hoặc khắp người, gây ngứa ngáy.
Dị ứng nặng thì ngoài nổi ban và ngứa, còn bị phù nề mặt, nôn, đau quặn bụng, có cảm giác nóng rát vùng thượng vị, tiêu chảy, khó thở... Trường hợp nguy kịch, người bệnh có phản ứng kiểu sốc phản vệ, dẫn đến tử vong. Những đối tượng có nguy cơ cao dễ bị dị ứng hải sản là trẻ em, người cao tuổi, người mắc một trong các bệnh dị ứng như bệnh suyễn, chàm, phát ban, viêm mũi xoang dị ứng, viêm da cơ địa.
di-ung-hai-san.jpg
Nguyên nhân là do hải sản chứa nhiều loại protein bổ dưỡng và một số protein “lạ” vào cơ thể sẽ kích hoạt phản ứng dị ứng. Hoặc một số protein này kết hợp với các kháng nguyên có sẵn gây dị ứng. Hải sản như tôm, cua, mực, hàu có chứa nhiều histamin rất dễ gây dị ứng hoặc các món như tôm trong cơm chiên, súp hải sản hay cá ăn cùng khoai tây chiên rất dễ gây dị ứng.
Xử lý dị ứng hải sản tại chỗ
Việc đầu tiên cần làm là loại trừ thức ăn gây dị ứng ra khỏi cơ thể càng sớm càng tốt bằng cách nôn. Trong trường hợp nguy kịch cần đưa ngay người bệnh đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Khi đi ăn hải sản, bạn nên chuẩn bị sẵn các loại thuốc kháng histaminne và dung dịch oresol để bù nước và điện giải, đồng thời cần biết cách sử dụng các nguyên liệu dễ kiếm như mật ong, chanh tươi, trà gừng để xử lý dị ứng hải sản nhẹ tại chỗ.
Vitamin B5 (hoặc acid pantothenic) có thể giúp những người bị dị ứng và hen suyễn vì nó làm giảm nghẹt mũi, duy trì đường tiêu hóa khỏe mạnh và tăng cường chức năng miễn dịch. Hay có thể bổ sung probiotic nhằm tăng cường các vi khuẩn có lợi để giảm nguy cơ, triệu chứng dị ứng. Bạn có thể bổ sung sữa chua và các chế phẩm trước khi ăn hải sản khoảng 1 giờ.
Nếu xuất hiện các dấu hiệu dị ứng nhẹ như mẩn ngứa, nóng râm ran sau khi ăn hải sản, bạn nên uống 1 ly nước ấm pha mật ong với đặc tính khử trùng cao và dồi dào các khoáng chất như sắt, canxi, kali, magie, đường tiêu hóa và nhiều chất dinh dưỡng khác có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn để giảm ngứa và tăng cường sức khỏe.
Hạn chế dị ứng nhờ nước chanh tươi: Acid ascorbic trong chanh sẽ giúp đẩy mạnh quá trình làm lành vết thương và duy trì các mô liên kết, phục hồi các tổn thương trên cơ thể. Vitamin C trong nước chanh có khả năng điều chỉnh tình trạng rối loạn điện giải và hạ sốt nhanh chóng.
bc53768bd12fcc3f84c8e230aadb274cb79228d4292ff29_rtsi.jpg
Đặc biệt, những người bị dị ứng với tôm nên uống một ly chanh tươi ngay hoặc dùng các thực phẩm chứa nhiều vitamin E như dầu ô liu, các loại hạt khô hoặc pha loãng một thìa cà phê dầu thầu dầu với nước ấm. Có thể dùng gel lô hội thoa lên những vùng da mẩn ngứa sẽ giúp giảm khó chịu
Cách hạn chế dị ứng hải sản
Nên ăn hải sản đã được nấu chín. Nếu nghi ngờ mình bị dị ứng với hải sản nào đó, bạn nên ăn thử một lượng nhỏ trước. Cần tránh xa khu vực nấu nướng để tránh hít phải mùi của món hải sản mà bạn bị dị ứng. Không được ăn những món hải sản đã ươn, chết vì đây là cơ hội để histaminne xâm nhập.
Theo Phunuvietnam.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ