1. Ăn uống đủ chất
Thức ăn đóng vai trò quan trọng, cung cấp các chất cần thiết giúp thai phụ có một cơ thể khỏe mạnh. Thế nên, ngay từ giai đoạn đầu thai kỳ, mẹ bầu phải tuân thủ một chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt, bổ sung các thực phẩm bổ dưỡng vào chế độ ăn uống hàng ngày, đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho trẻ.
2. Uống nhiều nước
Mẹ bầu tuyệt đối đừng xem nhẹ việc uống đủ 2 lít nước một ngày. Bởi trong nước chứa nhiều khoáng chất và cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Đồng thời, nước còn giúp đào thải độc ra khỏi cơ thể mẹ.
3. Bổ sung progestogens
Progestogens là hoóc-môn tạo ra màng trong của tử cung. Vậy nên, mẹ bầu mới không có kinh nguyệt, và giữ cho tử cung không bị co rút trong quá trình mang thai. Thế nên, nếu "bàng quang" với hoạt chất này, có thể dẫn đến những rủi ro ngoài ý muốn.
4. Không tập thể dục cường độ mạnh
Giữ trọng lượng cơ thể tăng ổn định trong thời gian mang thai là điều cần thiết, tuy nhiên mẹ bầu không được tập thể dục với cường độ mạnh. Lời khuyên dành cho chị em là tập các bài thể dục nhẹ nhàng và dừng lại ngay khi thấy không thoải mái.
5. Giữ tâm trí thoải mái
Mẹ bầu cần phải hoàn toàn thư giãn cả về thể chất lẫn tinh thần, đặc biệt là trong ba tháng đầu thai kỳ. Bằng không rất có thể gây ảnh hưởng xấu tới mẹ và bé.
6. Khám thai định kỳ
Kể cả khi thai phụ cảm thấy mình mang thai khỏe mạnh, mẹ bầu vẫn cần đến khám thai đúng theo lịch hẹn của bác sĩ sản khoa. Bên cạnh đó, chị em cần cho bác sĩ biết về bất kì thay đổi nào trong quá trình mang thai và có thể hỏi bác sĩ sản khoa về việc dùng tiếp các loại thuốc đã và đang sử dụng trong thai kỳ.
7. Tránh xa các tia X-quang và các tia có hại khác.
Mẹ bầu cần lưu trữ sổ y bạ và đưa cho bác sĩ sản khoa kiểm tra lịch sử khám bệnh trước đó và tránh chụp X-quang trong thời kì này.
7 thực phẩm dinh dưỡng vô cùng cần thiết dành cho mẹ bầu, nên biết:
1. Thịt đỏ: Thịt bò và thịt lợn nạc là những thực phẩm chứa lượng sắt khổng lồ, giúp mẹ bầu bổ sung máu và tránh tình trạng thiếu máu.
2. Thịt gia cầm: Thịt gà và thịt vịt chứa lượng chất sắt, canxi, phốtpho, sắt, vitamin A, B1, B2, D, E giúp cơ thể mẹ bầu có đủ oxy và thai nhi có được sức khỏe tốt nhất.
3. Rau có màu xanh đậm: Rau lá xanh thẫm nói chung chứa rất nhiều axit folic – đây chính là dưỡng chất quan trọng chống lại các dị tật bẩm sinh ở trẻ.
4. Trứng: Trứng là thực phẩm rất dồi dào protein, canxi, vitamin D, Omega- 3,… rất tốt cho sự phát triển xương, thị giác và trí não của thai nhi sau này.
5. Cá hồi: Trong cá hồi có chứa axít béo không no DHA, rất tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi.
6. Măng tây: Bên cạnh chất xơ, đạm, glucid, các vitamin K, C, A, pyridoxine (B6), riboflavin (B2), thiamin (B1)… măng tây còn chứa một lượng axit folic rất lớn. Cứ 180g măng tây có chứa đến 268mg axit folic, chiếm 67% lượng folate cơ thể thai phụ cần mỗi ngày, giúp ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể, giữ cho đôi mắt trẻ luôn sáng và khỏe mạnh.
7. Các loại hạt: Hạnh nhân, hạt bí, hướng dương, óc chó, đậu phộng… là những thực phẩm giàu sắt giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu ở mẹ bầu.