7 cách giúp con vượt qua tuổi 'ẩm ương'

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Tuổi “ẩm ương” khiến trẻ dễ nổi loạn. Do vậy, việc phụ huynh luôn đồng hành với trẻ sẽ là liều thuốc tốt nhất giúp các bạn nhỏ vượt qua khó khăn.

Không ít trường hợp thanh thiếu niên bị tàn phá khi sự gắn bó sâu sắc với bạn trai hoặc bạn gái bị cắt đứt. (Ảnh: ITN).
Không ít trường hợp thanh thiếu niên bị tàn phá khi sự gắn bó sâu sắc với bạn trai hoặc bạn gái bị cắt đứt. (Ảnh: ITN).

Có lẽ một trong những thách thức lớn nhất của quá trình chuyển đổi tuổi teen là cuộc chiến nội tâm đang diễn ra trong bối cảnh tất cả đều thay đổi: Cơ thể của trẻ đang thay đổi, thứ bậc và chuẩn mực xã hội thay đổi… ngay cả mối quan hệ của chúng với cha mẹ cũng đang thay đổi.

Nhận biết sự chuyển đổi của thanh thiếu niên

Nhiều giai đoạn chuyển đổi của thanh thiếu niên xoay quanh trường học: Trở lại trường sau kỳ nghỉ hè, lên cấp lớp mới,... Những chuyển đổi này có thể cực kỳ đáng sợ đối với một thanh thiếu niên.

Con bạn có thể lo lắng về địa vị xã hội của chúng: Liệu những người bạn mới có thích mình không? Mình có bị bắt nạt không? Mình có bạn bè để ăn trưa cùng không? Mình có thể tìm được đường đến lớp không? Liệu mình có thể theo kịp bài tập về nhà không?

Khi thanh thiếu niên trở nên độc lập hơn với cha mẹ, các mối quan hệ xã hội của chúng trở nên quan trọng hơn trong cuộc sống. Lúc này, trẻ rất coi trọng bản sắc riêng của mình, thậm chí còn hơn cả người lớn, thanh thiếu niên đánh giá bản thân dựa trên cách người khác nhìn nhận chúng.

Giai đoạn này, một số đứa trẻ bắt đầu phát triển tình cảm đặc biệt với bạn khác giới. Tình yêu ở độ tuổi này có thể rất mãnh liệt. Không ít trường hợp thanh thiếu niên bị tàn phá khi sự gắn bó sâu sắc với bạn trai hoặc bạn gái bị cắt đứt.

Ngoài cảm giác mất mát sâu sắc, một cuộc chia tay có thể gây ra những tin đồn hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình tượng của thanh thiếu niên. Đám đông của bạn trai/bạn gái có thể không còn coi con bạn là một phần trong nhóm chơi nữa, điều này khiến con cảm thấy bị cô lập. Rất nhiều tác nhân cộng lại khiến cuộc sống của con gặp vô vàn khó khăn.

Dưới đây là một số giải pháp cụ thể nhằm giúp các bậc cha mẹ giảm bớt gánh nặng cho con trong quá trình chuyển đổi.

Giúp con giãi bày cảm xúc và lắng nghe con

Tuổi teen thường chất chứa nhiều cảm xúc. (Ảnh: ITN).
Tuổi teen thường chất chứa nhiều cảm xúc. (Ảnh: ITN).

Tuổi teen thường chất chứa nhiều cảm xúc. Vì thế, giải tỏa những cảm xúc này là điều vô cùng quan trọng. Một trong những cách hữu ích nhất mà bạn có thể làm cho con là lắng nghe câu chuyện của chúng, lắng nghe những mối quan tâm của chúng, đồng cảm với cảm xúc của chúng mà không phán xét.

Duy trì thói quen

Càng nhiều càng tốt, cố gắng duy trì các thói quen buổi sáng, sau giờ học, buổi tối và giờ đi ngủ giống nhau. Các thói quen mang lại sự quen thuộc và cảm giác an toàn cho trẻ.

Đảm bảo tự chăm sóc bản thân cho cả bạn và con

Các bữa ăn bổ dưỡng, giấc ngủ chất lượng, tập thể dục và kiểm soát căng thẳng giúp bạn và con luôn mạnh mẽ, đặc biệt là trong thời gian thử thách.

Rất nhiều thanh thiếu niên bắt đầu bỏ bữa sáng và vượt quá giới hạn về giờ đi ngủ, vì thế cha mẹ hãy khéo léo tôn trọng những thay đổi trong nhu cầu và mong muốn của con, đồng thời hướng sự tập trung vào những thói quen lành mạnh.

Duy trì ranh giới

Thật hấp dẫn khi nới lỏng kỷ luật trong lúc con đang trải qua một thời gian khó khăn, nhưng các quy tắc và ranh giới sẽ tiếp tục được duy trì nhằm xây dựng lòng tin.

Trẻ tuổi teen biết những gì chúng có thể tin tưởng và những gì chúng có thể chống lại. Hãy nhất quán trong cách nuôi dạy con cái - cho phép những hậu quả tự nhiên diễn ra và áp đặt những hậu quả hợp lý khi hành vi của chúng vượt quá giới hạn.

Đưa ra các lựa chọn

Nếu bạn cảm thấy mọi thứ đang vượt quá tầm kiểm soát hoặc bạn thấy con đang lo lắng đến mức mất ngủ, hãy liên hệ với một chuyên gia. (Ảnh: ITN).
Nếu bạn cảm thấy mọi thứ đang vượt quá tầm kiểm soát hoặc bạn thấy con đang lo lắng đến mức mất ngủ, hãy liên hệ với một chuyên gia. (Ảnh: ITN).

Thanh thiếu niên thường cảm thấy thiếu kiểm soát và thậm chí còn nhiều vấn đề hơn thế trong thời gian chuyển đổi. Nếu có thể, hãy cho phép con nói lên ý kiến ​​của mình, xác định những điều chúng thích và không thích, từ đó đưa ra lựa chọn.

Luôn lạc quan một cách thực tế

Nhắc nhở con về những thành tích trong quá khứ. Cụ thể, bạn có thể nhắc con về khoảng thời gian mà con thực sự lo lắng về màn trình diễn của mình trong một vở kịch ở trường đã diễn ra rất tốt, hoặc về một người bạn mới mà con đã kết bạn trong ngày đầu tiên đi cắm trại.

Bằng cách đó, bạn đang cho con mình những ví dụ hữu hình để chống lại sự lo lắng của con khi đối mặt với giai đoạn chuyển đổi trong cuộc sống.

Yêu cầu giúp đỡ

Nếu bạn cảm thấy mọi thứ đang vượt quá tầm kiểm soát hoặc bạn thấy con đang lo lắng đến mức mất ngủ, hãy liên hệ với một chuyên gia, người có thể giúp hướng dẫn con trở lại quỹ đạo.

Thực tế, quá trình chuyển đổi ở tuổi vị thành niên thường gây lo lắng cho cả con cái và cha mẹ, nhưng giai đoạn này cũng tạo điều kiện cho sự phát triển, không chỉ cho con mà còn cho mối quan hệ của bạn với con.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ