600 nghệ sĩ dự Liên hoan Tuồng và Dân ca kịch toàn quốc 2019

GD&TĐ - Liên hoan Tuồng và Dân ca kịch toàn quốc sẽ diễn ra từ 11 – 20/5 tại Nhà hát Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Cảnh trong vở tuồng “Trung thần” đề cao lòng tận trung của những bậc đại thần thời Nguyễn. Ảnh (Nhà hát Tuồng Việt Nam).
Cảnh trong vở tuồng “Trung thần” đề cao lòng tận trung của những bậc đại thần thời Nguyễn. Ảnh (Nhà hát Tuồng Việt Nam).

Tham dự Liên hoan năm nay có 11 đơn vị nghệ thuật Tuồng và Dân ca kịch chuyên nghiệp, gồm: Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa, Nhà hát Nghệ thuật ca kịch Huế, Nhà hát Tuồng Việt Nam, Trung tâm Bảo tồn và Phát huy di sản Dân ca xứ Nghệ, Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế, Nhà hát Tuồng Đào Tấn, Đoàn Ca kịch Quảng Nam, Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Khánh Hòa, Đoàn Ca kịch Bài chòi Bình Định, Nhà hát Nghệ thuật hát Bội TP.Hồ Chí Minh.

Có 16 vở (9 vở Tuồng và 7 vở Dân ca kịch) được công diễn liên tục 2 suất (sáng, tối), với sự tham gia của hơn 600 nghệ sĩ, diễn viên… từ ngày 11/5, đêm bế mạc 20/5 sẽ biểu diễn những trích đoạn tiêu biểu…

Liên hoan quy tụ những vở diễn đa dạng về các đề tài, từ chính sử, dã sử, dân gian cho tới hiện đại: Triết Vương Trịnh Tùng, Cái mẻ kho, Trung thần, Điều còn lại, Nốt lặng thời gian, Hoạn lộ, Thái sư Cương quốc công Nguyễn Xí, Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư, Tình trong mơ, Quan khiêng võng, Trái tim đàn bà, Biển động tình người, Phù vân, Chói rạng sơn hà, Vụ án Lệ Chi Viên, Dũng khí Đặng Đại Độ.

Liên hoan nhằm bảo tồn, quảng bá, phát huy giá trị nghệ thuật biểu diễn dân gian, dân tộc truyền thống đặc sắc của Việt Nam và tạo điều kiện cho các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp, các nghệ sĩ gặp gỡ, giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm; tìm tòi, phát hiện những sáng tạo mới trong lao động nghệ thuật, phương pháp sáng tạo từ đó tìm ra các giải pháp và phương thức hoạt động phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và điều kiện thực tế của mỗi đơn vị.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ