Dưới đây là một số cách sử dụng thảo dược để phát huy tối đa lợi ích của chúng.
Chế biến cùng thực phẩm
Bổ sung thảo dược vào món sa lát, súp, nước hầm và các món khác là cách tốt nhất để hấp thu các dưỡng chất của chúng. Hương thảo, húng tây, húng quế cũng thường được dùng trong chế biến thực phẩm để tăng thêm hương vị cho thức ăn. Thảo dược cũng nên xử lý bằng tay thay vì dùng dao thái, băm để giữ được tối đa hương vị và lợi ích.
Ngâm
Ngâm các loại thảo dược trong nước hoặc các dung dịch khác để bôi tại chỗ. Các loại nước ngâm thảo dược này có thể được bôi lên da để điều trị dị ứng hoặc chữa bệnh.
Các loại thảo dược như rau mùi, bạc hà hay húng quế ngâm cùng với chanh được ngâm trong nước, sau đó có thể dùng để giảm cân hoặc tiêu hóa tốt hơn.
Tắm
Một cách sử dụng thảo dược có lợi khác là cho vào nước tắm. Nước tắm thảo dược được dùng để điều trị các nhiễm trùng da và loại bỏ mùi cơ thể. Bạch đàn, cây oải hương, húng quế cũng được sử dụng trong phòng tắm thảo dược tại các cơ sở chăm sóc sắc đẹp.
Xông hơi
Hít hơi thảo dược khi bị cảm lạnh hoặc ho không chỉ giúp thông mũi mà còn nhanh chóng lành bệnh. Thêm hoa cúc, hoa oải hương hoặc lá trà xanh, lá neem để xông hơi lên mặt cũng giúp da hấp thu được tối đa những lợi ích từ thảo dược.
Thuốc đắp
Bột thảo dược sền sệt cũng có thể được bôi trực tiếp lên vết thương và phủ với miếng vải mỏng hoặc vải cotton. Chuối lá, tỏi thường được dùng để giảm đau cơ hoặc đau thần kinh hoặc làm liền vết loét và mụn nhọt.
Dạng lỏng hoặc đóng gói
Thảo dược thường được nghiền nát thành bột và trộn vào kem và các loại mỹ phẩm khác để đắp mặt. Loại dầu cơ bản như dầu oliu hoặc dầu dừa có thể được sử dụng để ngâm miếng dán thảo dược sau đó đắp lên da. Mầm lúa mì, lá cà ri, hoa oải hương, cánh hoa hồng, lá chè tươi có thể được sử dụng đắp mặt và da.