5 tối kỵ phong thủy phòng làm việc dễ rước họa vào thân

Vị trí đặt phòng là một yếu tố rất quan trọng trong phong thủy, kể cả một đồ vật nhỏ, nằm khuất bị đặt sai vị trí cũng có thể làm cho vận khí xấu đi.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

So với phòng ngủ, phòng bếp và cửa chính của căn nhà, phòng làm việc ít khi được dùng đến. Chính vì vậy, nhiều người thường không đặt nặng việc bố trí phong thủy cho khu vực này.

Tuy nhiên, bạn vẫn cần chú ý đến vị trí cũng như thiết kế của phòng làm việc, nhằm đảm bảo sự nghiệp được hanh thông, không bị cản trở.

Vị trí đặt phòng là một yếu tố rất quan trọng trong phong thủy. Kể cả một đồ vật nhỏ, nằm khuất bị đặt sai vị trí cũng có thể làm cho vận khí xấu, ảnh hưởng tới năng suất làm việc của chủ nhà.

Do đó, bạn cần phải để ý tới những yếu tố phong thủy ở khu vực phòng làm việc, phòng học trong nhà mình để đảm bảo mọi thứ được suôn sẻ.

Phòng làm việc đặt ở dưới hầm

Nhiều người cho rằng, xây phòng làm việc ở tầng hầm là một ý tưởng rất ngầu, đặc biệt là với cánh mày râu. Các anh em thường lấy ý tưởng này từ "man cave" - một không gian riêng tư trong nhà dành riêng cho đàn ông, nơi họ có thể tự do giải trí, nghỉ ngơi theo ý mình.

Tuy nhiên, đây lại là vị trí mang điềm xấu, bởi người làm việc trong phòng sẽ bị vây quanh bởi yếu tố "Thổ" (đất), khiến khí bị tích tụ, ngưng trệ. Khi vận khí không thể lưu thông, người sống trong nhà sẽ cảm thấy kém sáng tạo, dần dần trở nên chậm chạp, uể oải kể cả về mặt thể chất lẫn tinh thần.

Do đó, bạn nên tìm một chỗ khác thông thoáng hơn để đặt phòng làm việc, nhằm tăng cường sự phát triển, đổi mới.

Phòng làm việc đặt ở tầng gác mái

Muốn nơi làm việc có thêm điểm nhấn, bạn có thể sử dụng lối kiến trúc bất đối xứng để tô điểm thêm cho căn phòng. Tuy nhiên, bạn không nên đặt phòng làm việc của mình trên tầng gác mái, đặc biệt là để bàn làm việc ngay dưới phần rìa loại mái nhà dốc này.

Lối kiến trúc này sẽ khiến vận khí trong phòng trở nên mất cân bằng, khiến bạn dễ bị stress và liên tục cảm thấy áp lực.

Nếu ngồi làm việc ngay phía dưới loại mái nhà dốc này, bạn cũng sẽ thấy khó khăn khi tập trung vào công việc. Trong trường hợp bạn không thể dời phòng làm việc sang chỗ khác, tuyệt đối đừng để bàn làm việc nằm ngay dưới thanh xà gồ trên cùng của ngôi nhà (đòn nóc).

Đặt bàn làm việc phía trên bếp nấu

Bạn có thể đặt phòng làm việc phía trên nhà bếp, nhưng tuyệt đối đừng đặt bàn làm việc phía trên bếp nấu. Bởi lẽ, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến tâm trạng của người dùng.

Việc đặt bàn và bếp thẳng hàng nhau sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu, từ đó tác động không tốt đến sự tập trung và năng suất làm việc của bạn.

Nếu trần nhà bếp cao hơn 4,6 m, bạn sẽ không cần lo lắng về vấn đề này nữa, bởi vì khoảng cách từ bếp đến bàn làm việc là đủ xa để không ảnh hưởng. Tuy nhiên, nếu trần nhà bạn không đủ cao, bạn nên di chuyển bàn làm việc ra một nơi khác thích hợp hơn.

Cửa phòng làm việc đối diện với cửa phòng khác

Trong phong thủy, việc 2 cửa phòng đối diện nhau, thông nhau là điều đại kỵ. Người xưa cho rằng, cửa sổ là đôi mắt, còn cửa ra vào là cái miệng. Ngôi nhà nào có cấu trúc "cửa đối cửa" đều dễ gặp phải tai ương.

Quy tắc này cũng áp dụng đối với phòng làm việc. Việc bố trí cửa phòng như vậy sẽ khiến vận khí thất thoát, tạo thành thế đối xung, khiến các thành viên trong gia đình hay mâu thuẫn, cãi vã. Nếu khoảng cách giữa các cửa không xa nhau, bạn nên suy nghĩ về việc dời phòng làm việc ra chỗ khác.

Theo Gia đình Việt Nam

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ