5 nghề kiếm ra bộn tiền mà không phải ai cũng biết

Xã hội đang ngày càng phát triển khiến cho các ngành nghề cũng trở nên đa dạng hơn. Nhiều nghề nghiệp thú vị mới ra đời có mức lương lên tới hàng tỉ đồng mà không phải ai cũng biết.

5 nghề kiếm ra bộn tiền mà không phải ai cũng biết
Scott Dobroski, một nhà phân tích xu hướng nghề nghiệp của một công ty sử dụng lao động nói: “Những nhà sử dụng lao động đang tìm kiếm những cách sáng tạo để làm kinh doanh. Do đó, nhiều vị trí chức danh mới ra đời”. Dưới đây là 5 nghề nghiệp mới có sự giao thoa của những chuyên ngành khác nhau đem lại số tiền khổng lồ mà nhiều người không ngờ tới.
1. Kỹ thuật viên y tế
Nhiệm vụ của một kỹ thuật viên y tế là sử dụng các thiết bị máy móc, thiết bị như chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI),… và kiểm tra các hình ảnh để các bác sĩ chẩn đoán và có kế hoạch điều trị.
Các kỹ thuật viên y tế cần có những kiến thức cơ bản về y học cũng như các thiết bị khoa học kỹ thuật. John Reed, giám đốc điều hành cấp cao tại công ty về IT - Robert Half Technology nói: “Các nghề nghiệp đang phát triển nhanh, đặc biệt là những nghề liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe con người có sử dụng khoa học công nghệ”.
Để có thể trở thành một nhân viên kỹ thuật y tế cần được qua đào tạo từ 1-4 năm để được công nhận. Mức lương trung bình của một nhân viên kỹ thuật y tế là 71.120 $ (khoảng 1,5 tỉ VNĐ).
Dự kiến vào năm 2022, kỹ thuật viên y tế sẽ tăng lên 22% so với thời điểm hiện tại.
2. Nhân viên sửa chữa thiết bị y tế
Một nhân viên sửa chữa thiết bị y tế có thể là những người có kiến thức hoặc hiểu biết về cơ khí, sửa chữa máy tính. Những người làm nghề này sẽ có công việc chính là sửa chữa các máy móc thuộc ngành y tế.
Hoặc những nhóm người tốt nghiệp từ một trường Đại học về công nghệ và kỹ thuật thiết bị sinh học cũng có thể tham gia vào công việc này. Tuy nhiên, do tính chất của kỹ thuật chiếm tỉ lệ cao hơn, do đó nghề này đòi hỏi người cần có kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật.
Thông thường, mất khoảng 2 năm để học về công nghệ, kỹ thuật thiết bị y học. Họ cần được chứng nhận có kiến thức nhất định về thiết bị y học (BMET).
Mức lương trung bình cho nghề này là 44.180 $ (gần 1 tỉ VNĐ). Dụ kiến đến năm 2022 ngành nghề này sẽ tăng trưởng 30%.
3. Chuyên viên phân tích, lập trình bảo vệ an ninh mạng
Nghề này thích hợp với những người có kiến thức chuyên sâu về IT, lập trình máy tính hoặc phát triển web,…
Công việc chính của họ là ngăn chặn các hành vi tấn công trên mạng Internet, bảo vệ dữ liệu trên máy tính cho khách hàng, đánh giá rủi ro và đưa ra biện pháp bảo vệ an ninh mạng,…
Hiện nay, công nghệ thông tin ngày càng phát triển và các hacker cũng chuyên nghiệp hơn. Hệ thống máy tính toàn cầu cũng có nguy cơ bị “khủng bố” khiến cho nhiều công ty, cá nhân lo ngại việc dữ liệu trong máy tính bị đánh cắp cũng như có thể bị tê liệt hoàn toàn.
Người làm ngành nghề này cần có am hiểu về máy tính và kỹ năng giải quyết các vấn đề kỹ thuật số. Những người làm trong ngành này cần được học trong thời gian ít nhất 2-4 năm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và được cấp giấy chứng nhận phân tích kỹ thuật số. Khi đó họ sẽ trở thành một nhà phân tích và đánh giá rủi ro an ninh mạng.
Mức lương cho giám đốc phân tích, dự báo rủi ro an ninh mạng rơi vào khoảng 153,602 $ (khoảng 3,3 tỉ VNĐ).
4. Chuyên gia sức khỏe
Rất nhiều công ty hiện nay đang tuyển những người có kiến thức về dinh dưỡng và có khả năng tư vấn, thuyết trình để làm một chuyên gia sức khỏe cho công ty. Họ sử dụng các phương pháp sư phạm cần thiết để giảng dạy và tư vấn về các vấn đề sức khỏe, đưa ra những lời khuyên cần thiết cho mỗi người.
Trong khi xã hội đang ngày càng phát triển, con người cũng đang dần lo lắng và chăm sóc cho sức khỏe của bản thân nhiều hơn. Chính vì vậy, các chuyên viên chăm sóc sức khỏe là những người thực sự cần thiết.
Những chuyên gia sức khỏe không nhất thiết chỉ làm công việc chăm sóc và tư vấn sức khỏe cho khách hàng của mình, mà họ còn phải thực sự như một nhà xã hội học, đưa ra những chiến lược thuyết phục khách hàng của mình thực hiện lối sống lành mạnh, có lợi cho sức khỏe.
Một chuyên gia sức khỏe cần được đào tạo trong khoảng 4 năm và được cấp giấy chứng nhận để trở thành chuyên gia giáo dục sức khỏe của các Ủy ban giáo dục sức khỏe Quốc gia đảm bảo đủ điều kiện.
Mức lương trung bình của một chuyên gia sức khỏe là 62.280 $ (tương đương 1,3 tỉ VNĐ) và dự kiến đến năm 2022 ngành nghề này sẽ tăng trưởng 21%.
5. Nhà tâm lý học cho các tổ chức
Những nhà tâm lý học này sẽ có vai trò như một trợ lý đắc lực, một cố vấn cho các công ty, tổ chức để họ nâng cao hiệu suất công việc, đào tạo các kỹ năng cho nhân viên. Họ sẽ chịu trách nhiệm quản lý và phát triển các chương trình, công việc liên quan đến tuyển dụng, đo lường hiệu suất, chính sách y tế và an toàn lao động.
Có thể hiểu dễ dàng nhất công việc của họ giống như chức danh Quản lý nhân sự. Họ phải làm việc trực tiếp với các nhân viên và đưa ra những giải pháp cho các vị lãnh đạo và quan hệ cả với các đối tác để đưa ra chiến lược nhân sự.
Một chính sách nhân sự tốt sẽ giúp cho nhân viên cũng như những nhà quản lý làm việc trong một môi trường thân thiện, dễ chịu và hiệu suất công việc cao. Những người muốn làm một công việc như thế này cần có những kiến thức chuyên sâu về tâm lý học cũng như kinh nghiệm làm việc về quản lý con người.
Mức lương trung bình của một tư vấn viên tâm lý là 80.330$ (gần 1,8 tỉ VNĐ). Dự kiến, nghề này có mức độ tăng trưởng rất nhanh, đến năm 2022 sẽ tăng lên 53%.
Theo Kênh 14

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống THAAD của Mỹ.

Kích hoạt vụ phóng Oreshnik mới

GD&TĐ - Theo Reuters, lực lượng tên lửa Nga có thể phóng tiếp tên lửa Oreshnik vào Ukraine, sau khi bị Kiev tập kích lãnh thổ bằng ATACMS.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.