5 lý do cần thiết duy trì Kỳ thi THPT quốc gia

GD&TĐ - Tại hội nghị góp ý dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi), TS Vũ Văn Dụ - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo viên (Bộ GD&ĐT) thẳng thắn đặt vấn đề là phải duy trì kỳ thi THPT quốc gia.

Thí sinh tham dự Kỳ thi THPT quốc gia 2018
Thí sinh tham dự Kỳ thi THPT quốc gia 2018

Bảo vệ quan điểm của mình, TS Vũ Văn Dụ viện dẫn 5 lý do sau đây:

Thứ nhất, chức năng của nhà trường THPT là đào tạo con người, hình thành nhân cách học sinh - công dân tương lai. Quá trình này được triển khai trong một cấu trúc giáo dục chặt chẽ với các yếu tố đầu vào của chất lượng giáo dục.

Kết thúc quá trình này phải được kiểm tra đánh giá, nếu không có kiểm tra đánh giá thì quá trình đó như là không có vận động, không có phát triển và coi như không có điều khiển/ quản lý và coi như không có quá trình đó diễn ra.

Thứ hai, hình thành năng lực học sinh có liên quan đến quá trình nhận thức của các em. Quá trình nhận thức có ba giai đoạn:

Gia đoạn 1: Hiểu, bao gồm các mức độ: hiểu sơ lược/ lơ mơ và cao hơn là hiểu được bản chất.

Giai đoạn 2: Ghi nhớ: Bao gồm các mức độ: nhớ máy mọc và cao hơn nhớ là ý nghĩa (logic).

Giai đoạn 3: Vận dụng, bao gồm các mức độ: vận dụng máy móc và cao hơn là vận dụng sáng tạo. Vấn đề kiểm tra đánh giá (KTĐG) năng lực học sinh, nhất là KTĐG năng lực sáng tạo đang là một yêu cầu của đổi mới giáo dục.

Như vậy, mức độ đạt được các yêu cầu nhận thức của các giai đoạn với các học sinh là không giống nhau. Do vậy năng lực của các đối tượng học sinh là không như nhau, quá trình này cần phải được KTĐG.

Thứ ba, ý kiến căn cứ vào tỷ lệ đỗ tốt nghiệp hàng năm cao, hơn 90%, hạch toán ra cho có một học sinh (hoặc một bộ phận nhỏ học sinh) không đỗ thi tốt nghiệp là chi phí cao.

Vì vậy có ý kiến không nên tổ chức thi, ý kiến này không mới. Vấn đề tỷ lệ đỗ cao, chưa thực chất là một câu truyện dài nhiều tập, cần được nghiêm túc xem lại, trước hết ở khâu nhận thức của các cấp quản lý giáo dục. Do vậy, tổ chức thi để đảm bảo sự chuyên cần học tập của học sinh.

Thứ tư: Kỳ thi THPT quốc gia theo “công thức 2 trong 1” đã được Bộ GD&ĐT tổ chức từ năm 2015 đến nay. Kỳ thi có những ưu điểm như: Giảm bớt sức ép đối với học sinh và xã hội. Cho nên cần được tổng kết hoàn thiện.

Kỳ thi năm nay theo dư luận về cơ bản là nghiêm túc và an toàn được đông đảo nhân dân, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên hoan nghênh. Việc xuất hiện sai sót ở một vài địa phương rất đáng bị phê phán và cần có giải pháp khắc phục ngay.

Vì những sai sót ở một số địa phương mà đề xuất bỏ Kỳ thi là không có cơ sở. Qua phương tiện truyền thông, tôi được biết trong thời gian gần đây đã có những động thái tìm giải pháp hoàn thiện tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia.

Bộ GD&ĐT cũng đã rút kinh nghiệm và tổ chức thảo luận, lấy ý kiến với các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực GD.

Thứ 5: Có ý kiến nêu kinh nhiệm của nước ngoài, họ không tổ chức thi THPT. Đúng là nhiều nước họ làm như vậy, nhưng tổ chức giáo dục phổ thông của các nước đó khác Việt Nam. Chúng ta học theo niên chế.

Từ những lý do phân tích nêu trên, việc duy trì Kỳ thi THPT quốc gia là cần thiết.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cây guitar bí ẩn.

Những cây đàn huyền bí

GD&TĐ - Trong một số trường hợp, nhạc cụ còn được cho là sở hữu sức mạnh huyền bí, mắc lời nguyền.