Dưới đây là kinh nghiệm của thầy Trần Việt Nam – Giáo viên Trường Tiểu học Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh).
Đọc kỹ đề Toán
Trước hết giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh đọc kỹ đề bài, xác định cho được đâu là cái đã cho, đâu là cái phải tìm.
Để giải đúng một bài toán, các em cần đọc thật kỹ đề bài. Bởi đã có rất nhiều học sinh giải toán sai, không phải đề toán khó mà nguyên nhân là do học sinh vừa đọc đề xong đã vội vàng bắt tay vào giải ngay.
Khi đọc kỹ đề toán cần lưu ý mấy điểm sau:
Trong bất kỳ bài toán nào cũng có hai bộ phận: Bộ phận thứ nhất là những điều đã cho; bộ phận thứ hai là cái phải tìm. Bắt buộc phải xác định cho được, cho đúng những cái đã cho, những cái phải tìm trong bài toán.
Hướng dẫn học sinh nắm rõ những gì thuộc về bản chất của đề toán, từ nào chưa hiểu hết ý nghĩa thì phải nắm hiểu ý nghĩa của nó.
Hướng dẫn học sinh nắm rõ những gì thuộc về bản chất của đề toán, những gì không thuộc về bản chất đề Toán để hướng sự chú ý vào những chỗ cần thiết.
Tóm tắt đề toán
Tóm tắt đề toán bằng sơ đồ đoạn thẳng, hình vẽ ngôn ngữ, ký hiệu ngăn gọn. Thông thiêt lập mối quan hệ giữa những cái đã cho và cái phải tìm.
Khi tóm tắt bài toán cần gạt bỏ những gì là thứ yếu, lặt vặt trong đề toán và hướng học sinh tập trung suy nghĩ vào những thứ chính yếu của đề toán, tìm cách biểu hiện bằng hình vẽ. Trong trường hợp khó vẽ được những điểm chính ấy thì cần dùng ngôn ngữ, kỹ hiệu ngắn gọn để ghi lại thật vắn tắt, thật cô đọng.
Phân tích bài toán để tìm cách giải
ở bước này cần hướng dẫn học sinh suy nghĩ xem: Muốn trả lời được câu hỏi của bài toán thì cần phải biết những gì, cần phải làm những phép tính nào? Trong những điều ấy cái gì đã biết, cái gì chưa biết?
Muốn tìm cái chưa biết thì chúng ta lại phải biết những cái gì, phải làm tiép phép tính gì? v.v…Cứ như thế ta đi dần kết quả cuối cùng của bài toán.
Từ những cách suy luận, phân tích như thế sẽ giúp học sinh tìm ra con đường tính toán của mình.
Giải bài toán và thử lại kết quả
Dựa vào kết quả phân tích đề toán ở bước 3, xuất phát từ những điều đã cho trong đề toán, giáo viên giúp học sinh lần lượt viết lời giải và thực hiện các phép tính để tìm ra đáp số.
Cần chú ý thử lại sau khi làm xong từng phép tính cũng như thử lại đáp số xem có phù hợp với đề toán hay không; cũng cần kiểm tra lại các lời giải của các phép tính xem đã phù hợp, đủ ý và ngắn gọn hay chưa
Khai thác bài toán
Bước này dành cho học sinh khá, giỏi. Sauk hi giải xong bài toán cần suy nghĩ xem: Còn những cách nào khác để giải bài toán nữa không? Từ bài toán này có thể rút ra những nhận xét, kinh nghiệm gì? Từ bài toán này có thể phát triển, đặt ra các bài toán khác như thế nào? Giải chúng ra sao? Mối quan hệ xuôi ngược là thế nào? v.v...