4 sai lầm chăm con làm suy yếu hệ miễn dịch của trẻ

GD&TĐ - Không cho con bú sữa mẹ, lạm dụng kháng sinh, tẩm bổ quá mức, nhốt trẻ trong nhà khiến hệ miễn dịch của bé càng suy giảm hơn.

4 sai lầm chăm con làm suy yếu hệ miễn dịch của trẻ

Miễn dịch là vũ khí lợi hại nhất mà cơ thể dùng để chống lại các tác nhân gây bệnh, bao gồm cả vi khuẩn lẫn virus. Tuy nhiên, không ít mẹ đang vô tình làm suy yếu hệ miễn dịch của con do chăm sóc sai cách. Dưới đây là 4 sai lầm thường gặp nhất.

Không cho con bú sữa mẹ

Lý do giữ dáng hoặc quan niệm sữa mẹ không giàu chất dinh dưỡng như sữa công thức, khiến nhiều mẹ  sớm cắt nguồn dinh dưỡng quý giá cho con. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, sữa mẹ có đầy đủ các thành phần dưỡng chất với tỷ lệ cân đối, phù hợp với hệ tiêu hóa và hấp thu của trẻ. Ngoài ra, còn giàu kháng thể giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, chống lại các bệnh nhiễm trùng, không loại sữa công thức nào có thể thay thế được.

Lạm dụng kháng sinh

Lạm dụng kháng sinh làm suy yếu hệ miễn dịch của trẻ. Ảnh: Shutterstock

Lạm dụng kháng sinh làm suy yếu hệ miễn dịch của trẻ.

Vì không trang bị đầy đủ kiến thức về bệnh, nên cứ hễ thấy con ho hoặc sổ mũi, cha mẹ lại vội vàng mua kháng sinh cho bé uống. Nỗi sợ không dùng kháng sinh, bệnh nặng hơn, khiến phụ huynh cho rằng uống sớm còn hơn không.

Song trên thực tế, khoa học đã chứng minh trẻ càng dùng kháng sinh thường xuyên, càng dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là viêm đường hô hấp. Hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, chưa phát triển hoàn thiện, càng không có cơ hội “trưởng thành” khi lạm dụng kháng sinh. Vì vậy, chỉ dùng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn và theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Tẩm bổ quá mức

Chuẩn bị thực đơn giàu dinh dưỡng và ép con ăn thật nhiều, là thói quen các mẹ vẫn làm hàng ngày. Hậu quả là tỷ lệ trẻ béo phì từ tuổi mầm non, học đường đã tăng nhanh chóng mặt trong những năm qua. Không chỉ trẻ suy dinh dưỡng, mà những bé thừa cân, béo phì cũng có hệ miễn dịch kém phát triển hơn so với nhóm có chỉ số cơ thể bình thường.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ cần cân bằng các thành phần đường, đạm, mỡ để tránh dư thừa năng lượng mức cao. Ngoài ra, cần bổ sung thêm rau xanh, trái cây giàu vitamin A, C, E giúp tăng cường sức đề kháng.

Trẻ béo phì thườngcó sức đề kháng kém hơn trẻ có cân nặng bình thường.

Trẻ béo phì thườngcó sức đề kháng kém hơn trẻ có cân nặng bình thường.

Nhốt trẻ ở trong nhà

Vì sợ con ra ngoài tiếp xúc với nhiều mầm bệnh, sợ nắng, gió, nóng, lạnh…, nên nhiều ông bà đến cha mẹ chỉ muốn giữ trẻ khư khư trong nhà kín. Điều này khiến trẻ ngày trở nên yếu ớt, dễ ốm khi thay đổi môi trường sống hoặc thời tiết.

Cho con vận động ngoài trời ít nhất 30 phút mỗi ngày mang lại lợi ích không nhỏ đối với sức khỏe của trẻ. Ánh nắng mặt trời sẽ giúp cơ thể tổng hợp lượng vitamin D cần thiết để phát triển chiều cao, tăng cường miễn dịch.

Theo Vnexpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ Ukraine trong một cuộc tập trận tại thao trường Yavoriv, phía tây Ukraine.

NATO hưởng lợi trong chiến sự

GD&TĐ - Binh sĩ Ukraine bị Nga bắt giữ tiết lộ các huấn luyện viên NATO cố gắng học hỏi lực lượng Kiev khi huấn luyện những người này.

Học sinh lớp 10A7 Trường THPT Lương Thế Vinh (Quảng Bình) tìm hiểu nhạc cụ dân gian trong tiết học Chuyên đề Ngữ văn 10. Ảnh: NVCC

Đưa trang văn gần với trang đời

GD&TĐ - Dạy học Ngữ văn chương trình mới, ngoài kiến thức cơ bản, nhiều giá trị văn học và tiếng Việt được tích hợp vào hoạt động đọc, viết, nói và nghe.

Tàu sân bay USS Harry S. Truman tại Biển Đỏ.

Mỹ phóng 200 tên lửa đối phó Houthi

GD&TĐ - Theo War Zone, Hải quân Mỹ phóng gần 400 quả đạn, trong đó có hơn 200 tên lửa, để đối phó các đòn tập kích của Houthi trong hơn 10 tháng qua.

Kế hoạch bí mật cứu Ukraine

Kế hoạch bí mật cứu Ukraine

GD&TĐ - Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã vạch kế hoạch chuẩn bị lực lượng gìn giữ hòa bình để cứu chính phủ Ukraine hiện nay.