4 cách phòng ngừa bệnh nấm da

GD&TĐ - Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ cho biết, điều trị nấm da không khó, tuy nhiên cần sự phối hợp tốt giữa người bệnh và thầy thuốc để đạt kết quả điều trị tốt nhất.

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Theo Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ thông tin, nhiễm nấm da là một bệnh ngoài da do vi nấm gây ra. Bệnh nấm da thường lây lan qua tiếp xúc trực tiếp, bao gồm việc tiếp xúc với nấm trên quần áo hoặc các vật dụng khác hoặc có thể tiếp xúc với người hoặc động vật bị nấm.

Một số bệnh nấm da phổ biến: hắc lào, nấm chân, nấm bẹn, nấm da đầu, nấm móng, lang ben…

Các yếu tố thuận lợi nào gây bệnh nấm da?

Sống trong môi trường ẩm ướt, lao động đổ mồ hôi nhiều.

Vệ sinh kém.

Dùng chung các vật dụng như quần áo, giày dép, khăn tắm.

Mặc quần áo chật hoặc mang giày dép không thoáng khí.

Tiếp xúc với động vật có thể bị nhiễm bệnh.

Bị suy yếu hệ thống miễn dịch do dùng thuốc ức chế miễn dịch, điều trị ung thư hoặc các bệnh như HIV.

Điều trị nấm da như thế nào?

Điều trị nấm da không khó, tuy nhiên cần sự phối hợp tốt giữa người bệnh và thầy thuốc để đạt kết quả điều trị tốt nhất.

Tùy thuộc vị trí, mức độ sang thương mà bệnh nhân sẽ được lựa chọn các dạng thuốc điều trị phù hợp.

Thuốc điều trị nấm có nhiều dạng bào chế như kem, thuốc bột, thuốc xịt, dung dịch tắm/gội…

4 cách phòng ngừa bệnh nấm da

Tránh tiếp xúc với nguồn lây nhiễm bằng cách không dùng chung các vật dụng.

Thường xuyên vệ sinh thân thể sạch sẽ, tắm gội và giặt giũ quần áo.

Mặc những loại vải mỏng và thoải mái như cotton, đặc biệt với đồ lót.

Khi có dấu hiệu bị nấm da cần đến khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán lâm sàng và làm các xét nghiệm cần thiết. Từ kết quả xét nghiệm sẽ được chỉ định điều trị đúng bệnh, đúng thuốc, đủ thời gian.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.