300 nhà máy quân sự với 500 nghìn công nhân của Triều Tiên tạo ra bao nhiêu vũ khí?

GD&TĐ - Vai trò của việc sản xuất vũ khí đối với nền kinh tế của Triều Tiên là gì, và sẽ dẫn đến những triển vọng nào?

300 nhà máy quân sự với 500 nghìn công nhân của Triều Tiên tạo ra bao nhiêu vũ khí?

Ngành công nghiệp quốc phòng Triều Tiên có bầu không khí bí mật rất dày đặc, vì vậy ở đây "hiệu ứng" có thể được gây ra bởi sự xuất hiện của bất kỳ dữ liệu nào trên các phương tiện truyền thông.

Mới đây một bài viết trên tờ Defense News do nhà nghiên cứu, giáo sư Đại học Quốc phòng Hàn Quốc - ông Yeonjun Kim đưa ra đã thu hút sự quan tâm lớn từ báo chí quốc tế.

Để bắt đầu, tác giả cung cấp dữ liệu khá thú vị, đó là trên thực tế, có 300 nhà máy quân sự ở Triều Tiên, sử dụng tới 500 nghìn công nhân.

Đồng thời theo nhiều ước tính khác nhau, tỷ trọng cụ thể của tổ hợp công nghiệp quân sự trong nền kinh tế Triều Tiên nói chung là từ 30 đến 60%, khối lượng sản xuất hàng năm ước tính tương đương 10 tỷ USD.

Trong đó, chi phí của chương trình tên lửa vào khoảng 600 triệu USD, bên cạnh đó con số phân bổ cho chương trình hạt nhân lên tới 700 triệu đô la mỗi năm.

b5a66b37e3da7c73.jpg
Chủ tich Kim Jong-un thăm nhà máy sản xuất tên lửa KN-23, tháng 1/2024.

Cho đến trước năm 2022, báo chí Triều Tiên không muốn "thu hút sự chú ý" đến các nhà máy quân sự của mình và bất kỳ hoạt động sản xuất nào thuộc lĩnh vực trên đều được phân loại là "doanh nghiệp tổng hợp".

Nhưng trong năm 2022, một bước ngoặt ý thức hệ nhất định đã diễn ra, khi báo chí Triều Tiên thời điểm đó liên tục đăng tải hình ảnh Chủ tịch Kim Jong-un đến thăm các nhà máy quân sự và đặc biệt là thị sát chất lượng công việc của họ.

Giai đoạn này Bình Nhưỡng đồng thời thực hiện lộ trình hiện đại hóa rõ rệt ngành công nghiệp quốc phòng của mình, điều này cũng được phản ánh rõ ràng trong các ấn phẩm truyền thông địa phương.

Điều thú vị là trong cơ cấu chính quyền Triều Tiên, đơn vị gọi là "Ủy ban kinh tế thứ hai" chịu trách nhiệm về công việc của ngành công nghiệp quân sự. Giới phân tích biết chắc chắn rằng trong năm nay, ông Kim Jong-un đã thay đổi quyền lãnh đạo của "Ủy ban kinh tế thứ hai", liên quan tới việc việc bán vũ khí của họ ra nước ngoài.

Vấn đề đáng quan tâm nữa là tất cả 300 nhà máy quân sự của Triều Tiên đều tập trung ở một số khu vực - Bắc và Nam Pyongan, Bắc và Nam Hamgyeon, Chagan và Gangwon-do.

Xe tăng chiến đấu chủ lực Chonma Ho VI do Triều Tiên chế tạo.
Theo Defense News

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ