150 cán bộ, giáo viên Kon Tum cấp Tiểu học tập huấn giáo dục STEM

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - 150 cán bộ, giáo viên cấp Tiểu học trên địa bàn tỉnh Kon Tum tham gia tập huấn thực hiện nội dung giáo dục STEM.

150 cán bộ, giáo viên cấp Tiểu học trên địa bàn tỉnh Kon Tum tham gia tập huấn giáo dục STEM.
150 cán bộ, giáo viên cấp Tiểu học trên địa bàn tỉnh Kon Tum tham gia tập huấn giáo dục STEM.

Định hướng cho nhà trường

Từ ngày 1-4/8, Sở GD&ĐT Kon Tum tổ chức tập huấn hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục STEM cấp Tiểu học cho cán bộ, giáo viên các trường trên địa bàn tỉnh.

Tham dự Hội nghị tập huấn có đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT, lãnh đạo và chuyên viên Phòng Giáo dục Mầm non –Tiểu học và gần 150 cán bộ, giáo viên của các trường trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Bà Huỳnh Thị Thu Vân - Trưởng Phòng Giáo dục Mầm non –Tiểu học, Sở GD&ĐT Kon Tum cho biết, giáo dục STEM là phương thức giáo dục chủ yếu dựa trên dạy học tích hợp. Qua đó, tạo cơ hội cho học sinh huy động, tổng hợp kiến thức, kỹ năng thuộc các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học nhằm phát triển phẩm chất, năng lực và giải quyết hiệu quả các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.

Khi thực hiện giáo dục STEM, khuyến khích tích hợp thêm yếu tố nghệ thuật, nhân văn ở một số môn học/hoạt động giáo dục có trong chương trình. Qua đó nhằm mở rộng, nâng cao hiệu quả của giáo dục thực hành, hợp tác theo nhiều cách khác nhau để thúc đẩy tính sáng tạo, thẩm mĩ, trí tò mò và sự thấu cảm của học sinh.

Theo bà Vân, đối với giáo dục STEM, Sở GD&ĐT đã chuẩn bị từ những năm trước. 3 năm qua các trường đã sắp xếp, tổ chức giảng dạy liên môn trong kế hoạch giáo dục. Năm học 2023-2024 cấp Tiểu học trên địa bàn sẽ chính thức bước vào dạy học STEM nên qua đợt tập huấn này sẽ định hướng cho các trường nhằm phát triển năng lực và tư duy của học sinh.

Linh hoạt thay đổi

Giáo viên chia sẻ thuận lợi, khó khăn và vướng mắc trong buổi tập huấn.
Giáo viên chia sẻ thuận lợi, khó khăn và vướng mắc trong buổi tập huấn.

Toàn tỉnh Kon Tum có 147 trường Tiểu học, Tiểu học và THCS, trong năm 2023-2024 sẽ có 50% các trường thực hiện giáo dục STEM. Theo bà Vân, tổ chức các hoạt động giáo dục STEM cần bám sát mục tiêu, yêu cầu cần đạt của các môn học/hoạt động giáo dục có liên quan. Bên cạnh đó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí, trình độ phát triển nhận thức của học sinh và điều kiện của nhà trường, thúc đẩy tổ chức dạy học tích hợp, không gây áp lực, quá tải cho học sinh và giáo viên.

“Tất cả các trường có thể tổ chức giáo dục STEM, vì không đặt nặng vấn đề về cơ sở vật chất. Tuỳ vùng thuận lợi và khó khăn có hướng tiếp cận riêng, linh hoạt thay đổi theo điều kiện của địa phương, nhà trường”, bà Vân nói.

Trưởng Phòng Giáo dục Mầm non –Tiểu học cho hay, đối với giáo dục STEM địa phương chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn 1 (năm học 2023-2024) sẽ triển khai thí điểm tại Trường Tiểu học Thực hành Sư phạm Ngụy Như Kon Tum và các huyện, thành phố để tổ chức tập huấn, hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện.

Còn giai đoạn 2 (năm học 2024-2025) sẽ triển khai thực hiện đến tất cả các trường Tiểu học trên địa bàn toàn tỉnh. Theo đó, chỉ đạo các đơn vị thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh về vai trò của giáo dục STEM. Từ đó, tạo sự đồng thuận, huy động nguồn lực của cộng đồng triển khai thực hiện hiệu quả giáo dục STEM trong Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học. Bên cạnh đó, tăng cường giáo dục Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học (STEM) tích hợp một số môn học/hoạt động giáo dục có trong chương trình vào STEM nhằm thúc đẩy tính sáng tạo, trí tò mò của học sinh…

Thầy Phan Đăng Việt - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (huyện Ngọc Hồi, Kon Tum) cho biết, năm học 2023-2024 nhà trường sẽ là 1 trong 5 đơn vị thí điểm đưa giáo dục STEM vào dạy học.

Theo thầy Việt, giáo dục STEM tích hợp kiến thức từ nhiều môn học. Đến với giáo dục STEM sẽ giúp học sinh được trải nghiệm nhiều, thúc đẩy khả năng tư duy và sáng tạo của các em.

“Trường ở huyện biên giới, cơ sở vật chất vẫn còn hạn chế cũng là một khó khăn khi thực hiện giáo dục STEM. Tuy nhiên, nhà trường, cán bộ và giáo viên sẽ cố gắng, linh hoạt thay đổi để phù hợp với điều kiện và năng lực học sinh”, thầy Việt chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống Buk-M3 xuất hiện tại chiến trường Ukraine.

Vũ khí chuyên săn lùng ATACMS, Storm Shadows

GD&TĐ - Theo kênh Tvzvezda, phiên bản mô-đun của tổ hợp đánh chặn Buk-M3 ra đời chuyên để săn lùng vũ khí phương Tây, trong đó có tên lửa ATACMS, Storm Shadows.
Vì sao Nga đang chiếm ưu thế ở Ukraine?

Vì sao Nga đang chiếm ưu thế ở Ukraine?

GD&TĐ - Những thành công mà quân đội Nga giành được là nhờ ba yếu tố, xuất phát từ cả những điểm mạnh của Nga và những yếu tố liên quan đến hạn chế của Ukraine.