147 phường, xã, thị trấn TPHCM không đủ trường tiểu học công lập

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Toàn TPHCM có 147 phường, xã, thị trấn được xác định là địa bàn không đủ trường tiểu học công lập trong năm học 2023-2024.

Tiết hoạt động của học sinh Trường tiểu học Lê Văn Việt (TP Thủ Đức).
Tiết hoạt động của học sinh Trường tiểu học Lê Văn Việt (TP Thủ Đức).

UBND TPHCM vừa ban hành quyết định công nhận danh sách địa bàn không đủ trường tiểu học công lập. Theo đó, toàn thành phố có 147 phường, xã, thị trấn không đủ trường tiểu học công lập trong năm học 2023-2024.

Danh sách đầy đủ các địa bàn không đủ trường tiểu học công lập: Xem tại đây

Trong đó, quận Tân Bình có 15 phường không đủ trường tiểu học công lập; quận Tân Phú có 11 phường.

2 quận 10 và 12 cùng có 10 phường không đủ trường tiểu học công lập; quận Bình Tân có 9 phường.

Quận 1, địa phương ở vị trí trung tâm thành phố cũng có 4 phường không đủ trường tiểu học công lập, gồm: Cô Giang, Cầu Kho, Cầu Ông Lãnh và Đa Kao.

TP Thủ Đức là địa phương dẫn đầu danh sách số lượng phường không đủ trường tiểu học công lập với 33 phường, gồm: An Lợi Đông, Thủ Thiêm, Cát Lái, An Khánh, An Phú, Bình Trưng Đông, Bình Trưng Tây, Thạnh Mỹ Lợi…

Đáng chú ý, toàn thành phố có quận 3, quận 5, quận Phú Nhuận, huyện Cần Giờ không có phường, xã, thị trấn nào trong danh sách trên. Tương ứng với việc 4 quận, huyện trên không có phường, xã, thị trấn nào thỏa mãn một trong hai tiêu chí quy định tại Nghị quyết số 05 năm 2023 của HĐND TPHCM về việc không đủ trường tiểu học công lập.

Theo Nghị quyết số 05 năm 2023 của HĐND TPHCM, 2 tiêu chí xác định địa bàn không đủ trường tiểu học công lập tại thành phố là:

Tiêu chí 1: phường, xã, thị trấn không có cơ sở giáo dục tiểu học loại hình công lập và chính quyền phường, xã, thị trấn không bố trí được dân số độ tuổi cấp tiểu học trên địa bàn học tại các cơ sở giáo dục tiểu học loại hình công lập ở các phường, xã, thị trấn lân cận.

Tiêu chí 2: phường, xã, thị trấn có cơ sở giáo dục tiểu học loại hình công lập nhưng không đáp ứng được quy mô dân số độ tuổi cấp tiểu học trên địa bàn, định mức học sinh/lớp cấp tiểu học theo quy định. Cụ thể, tỷ lệ dân số độ tuổi cấp tiểu học trên tổng số phòng học văn hóa cấp tiểu học công lập lớn hơn 35 học sinh/lớp (theo tiêu chuẩn quy định tại Điều 16, Thông tư 28 ban hành năm 2020 của Bộ GD&ĐT về Điều lệ Trường tiểu học).

Trong đó, dân số độ tuổi cấp tiểu học được tính đối với trẻ từ 6 đến 11 tuổi.

Việc xác định các địa phương không đủ trường tiểu học công lập là căn cứ quan trọng để đề xuất các chế độ hỗ trợ học phí cho học sinh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: ITN

Muối ăn - con dao hai lưỡi?

GD&TĐ - Ăn chay hay ăn mặn, muối đều có trong đó. Tuy cần thiết, nhưng muối ăn vẫn là “con dao 2 lưỡi” vì việc thiếu hoặc thừa đều gây tác hại cho sức khỏe.
Khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2024

Khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2024

GD&TĐ - Tối 11/5, tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, diễn ra đêm khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2024 - kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Sự quyến rũ của phụ nữ được ví như một bông hoa đang nở. (Ảnh: ITN)

5 lý do bạn đẹp hơn bạn nghĩ

GD&TĐ - Bạn sẽ trông xinh đẹp mà không cần trang điểm vì vẻ đẹp là tổng hòa của sức khỏe cảm xúc, tính cách, khiếu hài hước và thái độ đối với người khác.
Tác phẩm 'Dưới bóng Đồng Đình' của Đỗ Thanh.

Còn vương 'Nắng tháng Tư'

GD&TĐ - Sau dịp chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày thống nhất đất nước, triển lãm 'Nắng tháng Tư' tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tiếp tục mở cửa đón khách.