Trường học TPHCM 'than' khó trong việc xếp thời khoá biểu

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Nhiều trường THPT trên địa bàn TPHCM đang gặp khó trong việc xếp thời khoá biểu.

Ông Nguyễn Bảo Quốc, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM phát biểu tại hội nghị.
Ông Nguyễn Bảo Quốc, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM phát biểu tại hội nghị.

Sáng 10/10, Sở GD&ĐT TPHCM tổ chức họp giao ban hiệu trưởng các trường phổ thông công lập.

Tại giao ban, ông Lương Văn Định, Hiệu trưởng Trường THPT Thạnh Lộc (quận 12) phát biểu, hiện nay theo chỉ đạo của Sở GD&ĐT TPHCM, các trường sẽ đồng loạt điều chỉnh thời khóa biểu không quá 9 tiết/ngày. Tuy nhiên, điều chỉnh lại theo đúng quy định thì dễ nhưng quan trọng việc đó có đáp ứng đúng nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng của học sinh không.

Đồng quan điểm, ông Đỗ Đình Đảo, Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, (quận 4) cho hay, việc thực hiện chương trình ngoài giờ chính khoá, trong đó ưu tiên thực hiện đề án dạy tin học theo chuẩn quốc tế, dạy học ngoại ngữ, tăng cường thể dục thể thao cần sự đồng thuận của cha mẹ học sinh về các mức thu theo Nghị quyết 04. Tạo được sự đồng thuận đã khó, việc xếp thời khoá biểu còn gian nan hơn.

“Đối với các môn học bắt buộc theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018 trung bình 30 tiết/tuần, thêm số tiết buổi 2 sẽ tăng lên 38 tiết. Những tiết học ngoài giờ như Sở quy định phải từ 4-6/tiết tuần, nên trường xếp thời khoá biểu qua ngày thứ 7. Nhưng khi triển khai, phụ huynh đa phần phụ huynh không đồng ý. Họ muốn lồng ghép vào các ngày trong tuần để con em được nghỉ ngơi vào ngày thứ bảy điều này đồng nghĩa sẽ phải học 9 tiết/ngày là không đúng quy định”, ông Đảo nói.

Từ khó khăn trên, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ đề xuất Sở GD&ĐT TPHCM giao quyền tự chủ, cơ chế mở cho lãnh đạo các trường trong việc thực hiện đề án, lồng ghép các tiết, xếp thời khoá biểu. Dựa vào ý kiến cha mẹ học sinh, nhà trường có thể tổ chức thêm các tiết văn hoá, giúp học sinh ở buổi thứ 2 có nhiều giờ hơn để ôn tập.

Giải đáp băn khoăn của các trường, ông Lê Duy Tân, Trưởng phòng Giáo dục trung học (Sở GD&ĐT TPHCM) cho biết: “Dạy học quá tải sẽ không mang lại hiệu quả cho học sinh, mà chỉ nên vừa sức. Hiện nay, quy định thời khóa biểu không quá 8 tiết/ngày, dạy học từ thứ 2 đến thứ 7 trong tuần đã được Bộ GD&ĐT quy định chung trong cả nước nên các trường cần chấp hành, không nên tăng tải cho học sinh”.

Toàn cảnh hội nghị.

Toàn cảnh hội nghị.

Ông Lê Duy Tân gợi ý một trong nhiều phương án giảm tải là các trường cân đối thời khóa biểu, giảm hoạt động trong chương trình nhà trường đối với học sinh cuối cấp (khối 12).

Phát biểu tại giao ban, ông Nguyễn Bảo Quốc, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM cho biết, hiện nay TP đang triển khai nhiều đề án quan trọng về nâng cao trình độ, năng lực ngoại ngữ, tin học cho học sinh phổ thông, chưa kể chỉ đạo từ các bộ ngành về tăng cường hoạt động giáo dục STEM, kỹ năng sống…

Theo ông Quốc: “Các trường cần cân đối, hiểu rõ cái gì cần làm, dung lượng bao nhiêu là đủ và khi triển khai phải có sự đồng thuận của cha mẹ học sinh. Vì vậy, công tác tuyên truyền có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, làm sao cho đội ngũ giáo viên hiểu rõ, hiểu đúng chủ trương, chính sách, từ đó tiếp tục truyền thông cho phụ huynh”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Công cụ trí tuệ nhân tạo giải quyết nhu cầu học tập đa dạng của sinh viên.

Singapore thận trọng sử dụng AI

GD&TĐ - Các trường đại học Singapore áp dụng cởi mở nhưng thận trọng với việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giảng dạy và thực hành.
Chùm ảnh sự hỗn loạn ở Haiti

Chùm ảnh sự hỗn loạn ở Haiti

GD&TĐ - An ninh trật tự Haiti liên tục phải chịu những biến cố, từ vụ ám sát tổng thống đến động đất và tình trạng bạo lực từ các băng đảng.
Vườn thực nghiệm sâm cau tại huyện Củ Chi (TPHCM) của nhóm nghiên cứu.

Nuôi cấy sâm cau bằng công nghệ mô

GD&TĐ - Các nhà khoa học Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao TPHCM đã nuôi cấy thành công giống sâm cau bằng công nghệ nuôi cấy mô.