13 tỉ đô và “thời gian là vàng”

GD&TĐ - Xuất phát ở mức 4 tỉ USD vào năm 2015, tốc độ tăng trưởng trong 3 năm liên tiếp cao, do đó quy mô thị trường thương mại điện tử (TMĐT) năm 2018 đã lên tới khoảng 7,8 tỉ USD.

Thương mại điện tử giúp tiết kiệm thời gian	Ảnh nguồn Internet
Thương mại điện tử giúp tiết kiệm thời gian Ảnh nguồn Internet

Nếu tốc độ tăng trưởng của năm 2019 và năm 2020 tiếp tục ở mức 30%, tới năm 2020, dự báo quy mô thị trường sẽ lên tới 13 tỉ USD. Tuy nhiên, đạt được con số này không dễ dàng, nhất là khi yêu cầu của người mua ngày càng cao.

“Cuộc phiêu lưu” có thực

Giám đốc Trung tâm Ecomviet - Cục TMĐT và KTS Nguyễn Kỳ Minh cho rằng, tín hiệu lạc quan nhất là trong vài năm liên tiếp TMĐT của Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng cao. Riêng năm 2018 được coi là năm sôi động nhất với tốc độ tăng trưởng đạt trên 30%.“Quy mô thị trường sẽ cao hơn mục tiêu nêu trong Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2016 - 2020, theo mục tiêu này thì quy mô TMĐT bán lẻ đạt 13 tỉ USD vào năm 2020”, ông Nguyễn Kỳ Minh nhấn mạnh.

Ông Trần Văn Trọng - Chánh Văn phòng Hiệp hội TMĐT Việt Nam(VECOM) nhận định, với “sự nổi lên của AI” (trí tuệ nhân tạo), “vốn hay ý tưởng”… là những điều cần bàn tới, bởi từ đó sẽ giúp các nhà khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến biết được đâu là yếu tố quyết định trong “cuộc phiêu lưu” vào sân chơi nhiều rủi ro, nhưng cũng đầy cơ hội, để hướng tới việc hình thành những Uninorns mới của Việt Nam trong mắt người tiêu dùng.

Cục TMĐT và KTS nhận định, TMĐT Việt Nam muốn phát triển vững chắc trong những năm tiếp theo, cần có môi trường và hệ sinh thái thuận lợi, bao gồm hạ tầng viễn thông và CNTT tiên tiến, giúp đa số người dân tiếp cận dễ dàng tới Internet qua thiết bị di động. Hiện nay dịch vụ logistics và hoàn tất đơn hàng, hoạt động khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến đang có cơ hội tiếp cận dễ dàng tới các dịch vụ công cũng như khả năng huy động vốn linh hoạt.

Nhận thức của xã hội về quyền lợi người tiêu dùng (NTD) gia tăng, cùng với sự phát triển nhanh của các ứng dụng TMĐT, đã khiến quyền lợi của NTD trong các giao dịch được quan tâm hơn. Theo nhóm nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương và Cục TMĐT và KTS, trong TMĐT, quyền lợi của NTD có thể bị tác động bởi 2 nhóm yếu tố: Những yếu tố của môi trường thương mại truyền thống như thông tin, chất lượng hàng hóa dịch vụ… và những yếu tố đặc thù của môi trường TMĐT như bảo vệ thông tin cá nhân, ngăn chặn quảng cáo, an ninh, an toàn trong giao dịch.

Thêm nữa, TMĐT giúp giảm chi phí sản xuất, bán hàng, tiếp thị và giao dịch. Trong những yếu tố cắt giảm, yếu tố thời gian được chuyên gia nhận định là một trong những vấn đề quan trọng nhất. Việc nhanh chóng làm cho thông tin hàng hoá tiếp cận người tiêu thụ, mà không phải qua trung gian, có ý nghĩa sống còn đối với buôn bán và cạnh tranh.

Cần mua hàng nhanh gọn

Theo chuyên gia của VECOM, “thời gian là vàng” chính là yếu tố được quan tâm hiện nay trong mua bán qua mạng. Khi nhiều NTD mong muốn nhận được sản phẩm đặt mua trực tuyến trong thời gian tính bằng giờ. Ngoài ra, việc giao dịch nhanh chóng giúp sớm nắm bắt được nhu cầu của thị trường, điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với việc kinh doanh hàng rau quả, hàng tươi sống.

Việc “tiết kiệm” thời gian hơn mua bán trực tiếp, khiến giao dịch trên mạng tăng chất lượng dịch vụ. Chất lượng được thể hiện ở mức độ sẵn có, kịp thời của thông tin, tư vấn cho khách hàng, các dịch vụ chăm sóc sau bán hàng. Chuyên gia cho rằng, các hỗ trợ cho khách hàng về sử dụng sản phẩm, dịch vụ có thể được tiến hành trực tuyến trên mạng, giúp giảm thiểu thời gian và chi phí của cả doanh nghiệp và NTD.

Tuy nhiên, một trong những công cụ để thực hiện mua nhanh, bán nhanh trên mạng là thẻ thanh toán, thì theo số liệu của Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS), số giao dịch trực tuyến sử dụng thẻ nội địa năm 2017 tăng khoảng 50% so với năm 2016, trong khi giá trị giao dịch tăng 75%. Đáng nói là tỉ lệ NTD Việt Nam sở hữu thẻ tín dụng để mua hàng trực tuyến tại Việt Nam chỉ chiếm khoảng 60%, thấp hơn nhiều so với các nước khác.

Sự e ngại rủi ro khiến các ngân hàng thương mại thường xuyên yêu cầu chủ thẻ phải làm động tác xác thực thẻ tín dụng khi giao dịch mua hàng trên mạng, điều này cũng khiến việc thanh toán hạn chế hơn về tốc độ và tiện lợi. Đây cũng là một yếu tố gây ảnh hưởng tới mong muốn “thời gian là vàng” trong các giao dịch mua bán trên mạng.

Để giải quyến vấn đề “tốc độ” trong mua bán trên mạng, các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT đã tìm mọi cách nhằm giúp khách hàng mua sắm thuận tiện hơn. Do đó, có đến hơn 80% doanh nghiệp Việt Nam hỗ trợ NTD phương thức thanh toán COD, thanh toán trực tiếp với người giao hàng khi nhận được hàng mua trên mạng.

Các sàn giao dịch TMĐT được NTD lựa chọn nhiều, có thể kể đến Lazada.vn, Shopee.vn, Sendo.vn, Hotdeal.vn, Zalora.vn, Tiki.vn, Adayroi.com, Lotte.vn… Còn mua sắm trực tuyến trên mạng xã hội chủ yếu có Facebook, Instagram, Zalo… Tỉ lệ người dân truy cập Internet qua điện thoại di động tăng nhanh từ 50% năm 2013 lên 89% năm 2017. Cùng với đó, tỉ lệ người dùng Internet tham gia mua sắm trực tuyến cũng tăng từ 57% năm 2013 lên 67% năm 2017. Có 3 loại hàng hóa được NTD lựa chọn phổ biến nhất là quần áo, giày dép, mỹ phẩm, đồ công nghệ và điện tử, thiết bị đồ dùng gia đình.

Với sự phổ biến của Internet băng thông rộng, cùng các dịch vụ công nghệ, TMĐT Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng khoảng 20%/năm, đạt trên 10 tỉ USD vào năm 2020 (chiếm 5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước). Dự tính sẽ có tới 30% dân số tham gia mua sắm trực tuyến, với giá trị mua hàng trực tuyến đạt trung bình 350 USD/người/năm. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân cao huyết áp nên ăn ít muối. (Ảnh: ITN)

Những cách tự nhiên giúp hạ huyết áp

GD&TĐ - Khi già đi, chúng ta cần đặc biệt chú ý đến huyết áp. Theo giới chuyên gia, chế độ ăn uống chắc chắn có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.