12 mẹo chữa bệnh không cần dùng thuốc cho trẻ

GD&TĐ - Nhìn chung rất nhiều mẹ bối rối trong công tác điều trị bệnh vặt cho trẻ sơ nhỏ vì lo sợ tác dụng phụ của thuốc sẽ ảnh hưởng đến con sau này. Nhưng với những tuyệt chiêu chữa bệnh không dùng thuốc dưới đây các mẹ đã có thể gạt bỏ vấn đề đó rồi?

12 mẹo chữa bệnh không cần dùng thuốc cho trẻ

Trẻ nhỏ vốn hệ miễn dịch rất yếu và còn thiếu nhiều lợi khuẩn do vậy trở thành đối tượng lý tưởng cho nhiều loại vi khuẩn và virus tấn công. Do đó nếu các mẹ chăm sóc không kỹ lưỡng hoặc vô tình cho trẻ sử dụng một loại thực phẩm không phù hợp cũng có thể đẩy trẻ vào tình thế nguy hiểm.

Khi con bị bệnh quấy khóc và mệt mỏi, mẹ nào không xót nhưng lại lo sợ việc sử dụng các loại thuốc như “con dao hai lưỡi” một mặt có thể giúp con bình phục nhanh chóng, nhưng mặt khác để lại nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến con sau này. Do đó nhiều mẹ rất bối rối và khó khăn trong việc tìm phương pháp an toàn để trị bệnh vặt cho con. Nhưng với những mẹo chữa bệnh không dùng thuốc dưới đây không chỉ giúp trẻ khỏe mạnh, mà còn an toàn và không hề để lại một tác dụng phụ nguy hiểm nào cho trẻ.

Dưới đây là 12 mẹo chữa bệnh không dùng thuốc cho trẻ nhỏ an toàn và hiệu quả:

1. Trị ho hiệu quả cho bé

Chuẩn bị:

- 3 quả tắc (chọn những quả còn xanh và tươi);

- 1 ít đường phèn.

Cách thực hiện:

Bước 1: Tắc mua về rửa sạch, cắt ngang để cả vỏ và hạt;

Bước 2: Trộn đều tắc với đường phèn (có thể thay thế bằng mật ong);

Bước 3: Mang hỗn hợp trên hấp cách thủy, sau khi hấp chín dằm vỏ và bỏ hạt, sau đó có thể cho bé uống.

Lưu ý: Đối với trẻ nhỏ các mẹ nên dùng từ 3-5 quả tắc hấp cách thủy với đường phèn và cho trẻ uống từ 2-3 lần mỗi ngày, sau vài ngày sẽ thấy hiệu quả. Còn đối với người trưởng thành có thể ăn quả tắc sau khi chưng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

12 meo chua benh khong can dung thuoc cho tre

Tắc đường phèn là phương pháp trị ho cho trẻ rất hiệu quả

2. Trị cảm cúm cho trẻ

Chuẩn bị: Tinh dầu tràm hoặc khuynh diệp (tinh dầu của lá bạch đàn)

Cách thực hiện: Dùng một trong hai loại dầu trên, thoa một ít lên 2 đầu ngón tay cái, sau đó bấm ở gan bàn chân từ dưới lên trên, làm lại như vậy mỗi chân 15 giây, lặp lại 3 lần và bấm mạnh vào huyệt dũng tuyền (đây là huyệt nằm giữa lòng bàn chân) cho bé trước khi ngủ.

Lưu ý: Chỉ dùng tình dầu nguyên chất, tránh dùng loại dầu gió thông thường vì chúng vốn cay và nóng có thể gây hại cho trẻ.

12 meo chua benh khong can dung thuoc cho tre

Nên trị cảm cúm cho trẻ bằng các loại tinh dầu nguyên chất

3. Mẹ nên làm gì khi trẻ bị nghẹt mũi

Khi trẻ bị nghẹt mũi dùng khăn thấm với nước ấm đặt ở sau tai khoảng từ 10-15 phút. Vốn dĩ hai bên tai có những dây thân kinh làm chức năng điều tiết máu ở mũi, nên khi gặp nhiệt độ cao huyết quản sẽ giãn ra và giúp thông mũi, từ đó giảm nhẹ tình trạng nghẹt mũi của trẻ mà không cần dùng đến thuốc.

4. Làm sao để làm sạch lưỡi cho trẻ an toàn?

Chuẩn bị:

- 1 nắm rau ngót sạch (nhà trồng, không chứa hóa chất);

- Gạc mềm;

- Nước sôi để nguội.

Cách thực hiện:

Bước 1: rau ngót ngắt lấy lá, rửa sạch bằng nước muối loãng sau đó vớt ra để cho ráo nước;

Bước 2: Xay hoặc giã nát lá ngót;

Bước 3: Cho nước sôi để nguội vào và vắt lấy nước;

Bước 4: Dùng gạc mềm thấm nước rau ngót rồi lau nhẹ nhàng lên lưỡi, lợi và quanh miệng cho trẻ ít nhất 3 lần/ngày.

Lưu ý: Nên đánh rơ lưỡi cho trẻ sau khi ăn và trước khi ngủ, làm liên tục trong 4-5 ngày sẽ thấy rất hiệu quả, miệng trẻ sạch được lâu.

12 meo chua benh khong can dung thuoc cho tre

Rau ngót lành tính và có thể giúp làm sạch lưỡi của trẻ

5. Bài thuốc giúp trẻ nói không với sốt khi mọc răng

Hầu như mẹ nào khi con bắt đầu mọc răng khôn đều rất lo lắng vì trẻ dễ bị sốt, biếng ăn, sụt cân và mệt mỏi. Nhưng với cách chữa bệnh không dùng thuốc bằng lá hẹ dưới đây có thể hạ sốt tự nhiên cho trẻ mà không lo đến tác dụng phụ.

Dùng lá hẹ tươi, rửa sạch, cắt nhỏ, sau đó vắt lấy nước và cho vào chén nhỏ. Sau khi trẻ bú khoảng 30 phút, các mẹ rửa tay thật sạch sau đó quấn gạc và chấm vào chén lá hẹ đã chuẩn bị rồi chà sát vào vùng nướu của trẻ vài lần.

Lá hẹ nổi tiếng với có tính kháng viêm, diệt khuẩn rất tốt, nên có thể giúp trẻ tăng sức đề kháng, hạ sốt và giảm chảy nước dãi khi trẻ mọc răng hiệu quả.

6. Nên tắm lúc nào cho bé vừa khỏe vừa thơm?

Trẻ cơ thể non yếu do đó không phải lúc nào cũng có thể tắm được, vì tùy vào độ tuổi mà mẹ nên tắm cho con vào các thời điểm khác nhau để vừa phòng tránh được bệnh vừa giúp trẻ khỏe mạnh hơn.

- Trẻ dưới 3 tháng tắm trước 10 giờ;

- Dưới 6 tháng tắm trước 12 giờ;

- Dưới 1 tuổi tắm trước 15 giờ;

- Dưới 3 tuổi tắm trước 17giờ30;

Lưu ý: Nếu tắm muộn hơn những khung giờ trên trẻ rất dễ bị cảm, sổ mũi và ho.

12 meo chua benh khong can dung thuoc cho tre

Không phải lúc nào cũng có thể tắm cho trẻ

7. Trẻ ra mồ hôi trộm

Chuẩn bị

- 50g lá dâu non;

- 100g thịt lợn nạc;

- Các loại gia vị: bột ngọt, đường, nước mắm,....

Các thực hiện

Bước 1: lá dâu non rửa sạch, để ráo và thái nhỏ;

Bước 2: Thịt lợn nạc băm nhỏ ướp gia vị, xào chín, sau đó thêm vào khoảng 200ml nước, đun nhỏ lửa;

Bước 3: Sau khi nước sôi, cho lá dâu vào, đảo đều và nêm lại cho vừa miệng, là có thể sử dụng.

Lưu ý: Không nên nêm quá mặn vì thận của trẻ còn khá yếu.

12 meo chua benh khong can dung thuoc cho tre

Nêm canh dâu non cho trẻ không nên quá mặn vì thận của trẻ còn khá yếu

8. Trẻ bị sổ mũi

Khi trẻ bị sổ mũi các mẹ nếu không muốn dùng thuốc để trị bệnh cho con thì có thể dùng dầu khuynh điệp (tinh dầu bạch đàn) xoa vào lòng bàn chân của trẻ. Day lòng bàn chân khoảng 1 phút mỗi bên, sau đó mang vớ vào. Đây chính là phương pháp trị sổ mũi cho trẻ an toàn và hiệu quả mà không cần dùng đến thuốc.

9. Tiêm phòng không lo trẻ bị sốt

Sau khi tiêm phòng về trẻ hay quấy khóc và sốt nhẹ, do đó để tránh tình trạng này các mẹ có thể dùng một ít lá tía tô, rửa sạch, rồi cho mẹ ăn càng nhiều càng tốt. Sau đó cho bé bú sữa thì sau khi tiêm phòng trẻ sẽ không hề bị sốt và vẫn sinh hoạt bình thường, vì lá tía tô được ví như một chất kháng sinh tự nhiên rất an toàn.

Lưu ý: Thực hiện trước ngày tiêm phòng.

10. Chữa đầy hơi tại nhà cho trẻ

Đây là một mẹo dân gian trị đầy hơi cho trẻ rất hiệu quả, an toàn và rất đơn giản. Khi cho con bú hãy luôn giữ đầu bé cao hơn so với dạ dày, sữa sẽ trôi xuống dạ dày và đẩy khí thừa lên trên, giúp trẻ dễ ợ ra hơn. Nếu dùng bình sữa cũng nên nâng bình hơi dốc, để tránh trạng bé hút khí vào bụng khi bú.

11. Trị tật khò khè của trẻ

Cách làm khá đơn giản chỉ cần trộn mật ong, nước ép lựu và nước gừng với tỉ lệ bằng nhau. Uống mỗi ngày từ 2-3 lần, mỗi lần từ 1-2 thìa sẽ giúp giảm tình trạng khò khè của trẻ.

12. Trị cứt trâu cho trẻ

Mỗi khi tắm cho trẻ nên bôi thêm một ít dầu oliu lên vùng bị cứt trâu và khu vực xung quanh. Sau đó để vài phút, tinh dầu sẽ làm mềm và giúp bong mảng cứt trâu dễ dàng khi tắm. Nhưng lưu ý chỉ nên sử dụng một lượng rất ít.

Với 12 mẹo chữa bệnh không dùng thuốc trên, chắc chắn các mẹ đã an tâm hơn phần nào rồi đúng không nào. Nhưng nếu sử dụng phương pháp trên mà tính tình của trẻ vẫn không chuyển biến tốt nhất nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chăm sóc tốt hơn nhé!

Theo Sức khỏe gia đình

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ