1. Căn cứ vào kế hoạch đào tạo của trường để lập thời gian biểu cụ thể trong tuần, trong tháng, trong đợt học...
Ví dụ: Sáng đi học ở lớp, nếu chiều không có buổi học thực hành thì xếp lịch tự học, ôn lại kiến thức, họcnhóm, làm bài tập... Tối đọc và chuẩn bị kĩ bài mới cũng như những yêu cầu của buổi học ngày mai, như thế bạn sẽ rất tự tin khi học trên lớp và tiếp thu kiến thức mới một cách dễ dàng, hiệu quả.
Tùy vào hoàn cảnh cụ thể mà thời gian biểu có thể thay đổi, làm sao cho hợp lývới quỹ thời gian và sức khỏe của bản thân.
2. Bắt đầu học ngay từ những bài học đầu tiên, không được chờ tới ngày gần thi mới bắt đầu học, lúc đó thời gian ít mà môn học nhiều thì sẽ ép mình nhồi nhét kiến thức, học không hiệu quả, áp lực, dễ bị căng thẳng và hại sức khỏe mà kết quả đạt được không cao.
3. Luôn tạo cho mình tâm trạng thoải mái khi ngồi vào học, khi đã ngồi vào bàn học thì đầu óc phải tập trung, không để ý đến những chuyện không liên quan nữa.
Tạo cho mình sự thích thú với môn học, muốn tìm hiểu, nghiên cứu nó. Như thế sẽ cho bản thân cảm giác thích học và tiếp thu nhanh, nhớ lâu.
4. Luôn chuẩn bị bài trước khi đến lớp bao gồm: làm bài tập về nhà, học lại bài cũ và xem qua bài sẽ học trước khi lên lớp. Công đoạn này sẽ giúp chúng ta có thể nắm được 30 đến 50% kiến thức.
Trong giờ học cần chú ý nghe giảng để nắm được dàn bài, các khái niệm hoặc công thức là ta đã nắm được 70% kiến thức. Khi về nhà,chúng ta xem lại sách vở tức là xem lại lý thuyết, cố gắng nhớ các phần cô giáo giảng trên lớp, kết hợp với trả lời và làm bài trong sách giáotrình.
Như thế là ta nắm được 90% kiến thức. Còn lại 10% chính là do chúng ta áp dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, là kĩ năng của mỗi người.Cách này giúp ta học môn học vững hơn. Hơn nữa nó giúp ta tiếp thu kiến thức nhanh hơn, học thuộc bài dễ hơn.
5. Ở nhà: Sắp xếp thời gian học sao cho hợp lý:
- Đặt mục tiêu cho bản thân để đạt tới: hôm nay phải làm xong bài tập môn đó, phải học thuộc nội dung nào đó. Và luôn cố gắng quyết tâm để đạt mục tiêu đã đề ra.
- Khi học không nên chỉ tập trung học một môn trong thời gian dài như thế sẽ không hiệu quả, mà phải học 2 hoặc 3 môn trong khi học, đổi môn sẽ giúp chúngta tiếp thu tốt hơn,thường là chèn một môn lí thuyết và một môn giải bài tập.
- Mỗi khi học không nên học xuyên suốt mà phải thư giãn, ví dụnhư học một giờ thư giãn một lần như là nghe nhạc khoảng 15 phút, hay làm những gì mìnhthích… thư giãn để đầu óc không căng thẳng, khi đó học sẽ tiếp thu tốt hơn.
6. Học lí thuyết: khi học trên lớp xong về nhà phải học bài cũ, trước khi học phải ghi tóm tắt nội dung từng mục làm cái sườn thì sẽ học nhanh thuộc và nhớ lâu. Đọc bài mới trước khi đến lớp và đánh dấu những chỗ không hiểu để lên lớp hỏi thầy côvà bè bạn.
7. Học thực hành:
- Nắm kĩ những nội quy của phòng thí nghiệm.
- Chuẩn bị kĩ phần kiến thức áp dụng trong bài thực hành cũng như quy trình vận hành các máy móc, cách sử dụng các dụng cụ thiết bị có trong nội dung thực hành.
- Phải chú ý nghe hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn thực hành.
- Thao tác chuẩn theo thầy cô hướng dẫn để có thể bổ sung các kĩ năng nghề nghiệp sau này.
8. Học nhóm: Tham gia những buổi học nhóm cùng nhau trao đổi, tranh luận, cùng giải bài tập, đặt ra câu hỏi cùng nhau giải quyết nếu các thành viên trong nhóm biết phát huy hết năng lực của bản thân và hiểu lẫn nhau thì sẽ cùng nhau học tốt hơn và đạt kết quả tốt. Học nhóm còn giúp chúng tahiểu nhau hơn vàhoàn thiện bản thânhơn.
9. Tìm kiếm tài liệu: Trong xu thế hội nhập và phát triển như hiện nay, nguồn tài liệu phục vụ cho việc học tập đã không còn là vấn đề quá khó khăn.
Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay với bản thân em và một số sinh viên là cách tiếp cận, chọn lọc giáo trình, tài liệu tham khảo, đề cương môn học…
Chúng ta nên tìm nguồn tài liệu, giáo trình theo sự hướng dẫn của thầy cô, thầy cô sẽ sắp xếp cho chúng ta nguồn tài liệu theo thứ tự ưu tiên.
Phải đọc thêm sách ở thư viện liên quan tới môn học đó, để có thêm kiến thức, hoặc có thể lên thư viện điện tử để tra cứu nguồn tài liệu và thông tin dồi dào trên internet. Cách học tốt nhất, hiệu quả nhất là thường xuyên chú ý nghe giảng, học phần nào, học bài nào nắm chắc bài đó.
10. Làm seminar: Hiện nay các môn học thì đều có các chủ đề seminar để sinh viên làm và rèn luyện kĩ năng trình bày các vấn đề trước đám đông.
Đây là một phương pháp dạy học tạo nên nhiều hứng thú cho sinh viên, giúp sinh viên rèn luyện thêm nhiều kĩ năng mềm. Để thu được kết quả tốt, chúng ta nên đầu tư thời gian tìm kiếm tài liệu, tổng hợp tài liệu và chuẩn bị bài báo cáo dưới dạng các ý chính và hình ảnh minh họa, và chuẩn bị một kiến thức nền để khi trình bày tự tin, trả lời tốt các câu hỏi của các bạn và giáo viên trong khi báo cáo.
Khi thuyết trình, phải tập nói đúng từ, tự tin, trôi chảy, bao quát lớp trong khi trình bày, không chỉ chú ý vào màn hình không.
11. Kinh nghiệm ôn thi: Khi mà bạn đã học ngay từ đầu thì việc ôn thi sẽ dễ dàng chỉ cần tổng hợp lại kiến thức. Bạn cần sắp xếp thời gian để tổng hợp kiến thức theo lịch thi và khối lượng kiến thức của các môn học.
12. Không nên chỉ tập trung học mà không biết thông tin đang diễn ra quanh, điều đó sẽ làm cho chúng tatrở thành mù thông tin, thụ động, do đó cần dành những khoảng thời gian đọc và cập nhật các tin tức, thông tin ở các lĩnh vực khác nhau, theo dõi sự việc đang diễn ra xung quanh, học hỏi thêm nhiều điều trong cuộc sống thực tế.
Ngoài ra, chúng ta nên sắp xếp thời gian tham gia hoạt động phong trào, tình nguyện, của nhà trường để cho rèn cho mình khả năng tự tin, tăng khả năng giao tiếp và các kĩ năng mềm. Trong thời đại đất nước đang hội nhập thì không chỉ học kiến thức ở nhà trường mà phải học thêm nhiều thứ: học ngoại ngữ, tin học.