10 thảm họa kinh hoàng nhất lịch sử bóng đá thế giới

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Vụ giẫm đạp trên sân vận động Kanjuruhan ở Malang (Indonesia) trở thành bi kịch đen tối thứ hai trong lịch sử bóng đá thế giới.

Nạn nhân thiệt mạng từ vụ giẫm đạp tại SVĐ Kanjuruhan không ngừng tăng

Vụ giẫm đạp kinh hoàng gây chấn động bóng đá thế giới xảy ra sau trận Arema FC thua Persebaya Surabaya 2-3 tại giải Vô địch quốc gia Indonesia (Liga 1) đã cướp đi sinh mạng của nhiều người.

Cảnh sát Đông Java ngày 2/10 xác nhận, hậu quả của vụ bạo loạn khiến 129 người thiệt mạng (ban đầu là 127), bao gồm 127 cổ động viên của Arema FC và 2 cảnh sát.

Ngoài các trường hợp tử vong, còn có 180 người khác đang phải điều trị tại bệnh viện.

“Hàng trăm nạn nhân này bị ảnh hưởng bởi hơi cay do lực lượng an ninh bắn ra nhằm giải tán đám đông cổ động viên Arema FC đang cố gắng vào sân” - tờ Bola mô tả.

Thảm họa trong trận đấu bóng đá tại Indonesia đêm 1/10. Ảnh: Bola.

Thảm họa trong trận đấu bóng đá tại Indonesia đêm 1/10. Ảnh: Bola.

Ngoài số liệu chính thức của cảnh sát, một số thông tin khác cho biết số người chết đã tăng lên 153 trường hợp.

Với số lượng lớn nạn nhân thiệt mạng, bóng đá Indonesia một lần nữa trở thành tâm điểm chú ý của thế giới. Sự cố trên sân vận động Kanjuruhan trở thành trận đấu bi thảm thứ hai trong lịch sử khi số nạn nhân thiệt mạng nhiều hơn cả sự cố Hillsborough.

Thảm họa quốc gia ở Peru

Trận đấu tang thương nhất trong lịch sử bóng đá xảy ra tại sân vận động Quốc gia ở Lima, Peru. Khoảnh khắc kinh hoàng đó xảy ra vào ngày 24/5/1964 và cướp đi sinh mạng của 354 người.

Khi đó, đội chủ nhà Peru tiếp Argentina trong khuôn khổ vòng loại thứ hai tranh vé dự Olympic Tokyo. Sức hút của trận đấu đã kéo tới sân hơn 53.000 khán giả, tương đương 5% dân số ở thủ đô Lima lúc bấy giờ.

Hai đội thi đấu quyết liệt và khi trận đấu chỉ còn chừng 2 phút bù giờ, đội chủ nhà Peru bất ngờ sút tung lưới Argentina để quân bình tỷ số 1-1.

Tuy nhiên, trọng tài chính người Uruguay Eduardo Pazos đã không công nhận bàn thắng, đồng nghĩa Peru bị loại.

Trong khoảng thời gian 10 giây, hàng nghìn cổ động viên Peru đã đi từ phấn khích đến tức giận tột độ.

Thảm họa bắt đầu khi thủ môn có tên Bomba chạy vào sân và đánh trọng tài. Một người hâm mộ khác lao xuống sân, anh này đã bị cảnh sát tấn công dã man.

“Cảnh sát đã đấm đá người này như thể kẻ thù” - một cổ động viên người Peru có tên Jose Salas nhớ lại: “Đây là điều khiến tất cả mọi người, kể cả tôi vô cùng tức giận”.

Tiếp theo là cảnh tượng kinh hoàng khi đám đông thất vọng với trọng tài và cảnh sát đã xông vào sân. Họ ném đồ vật vào cảnh sát và các quan chức.

Để vãn hồi trật tự, cảnh sát đã ném hơi cay vào đám đông, khiến hàng chục nghìn người hâm mộ cố gắng bỏ chạy khỏi sân vận động bằng lối hầm cầu thang.

Có điều, cuối đường hầm là các cánh cổng thép đã khoá, bịt kín lối ra. Đám đông quay chạy ngược trở lại nhưng bị cảnh sát ném thêm đạn hơi cay vào đường hầm, làm bùng lên thêm sự hỗn loạn.

Hậu quả của thảm họa khiến 354 người chết vì ngạt thở hoặc giẫm đạp, mặc dù thực tế số người chết có thể cao hơn.

10 thảm hoạ đen tối nhất trong lịch sử bóng đá thế giới

  1. Thảm họa tại Lima, Peru, khiến 354 người thiệt mạng vào ngày 24/5/1964.
  2. Bi kịch trên sân vận động Kanjuruhan, Malang, Indonesia, khiến 129 người thiệt mạng vào ngày 1/10/2022.
  3. Thảm họa tại sân vận động Thể thao Accra, Ghana, khiến 126 người thiệt mạng vào ngày 9/5/2001.
  4. Thảm họa Hillsborough, Sheffield, Anh, khiến 96 người chết vào ngày 15/4/ 1989.
  5. Thảm họa chạy mưa đá tại Kathmandu, Nepal, khiến 93 người chết vào ngày 12/3/1988
  6. Thảm họa tại Guatemala, khiến 80 người thiệt mạng vào ngày 16/10/1996.
  7. Bạo loạn ở sân vận động Port Said, Ai Cập, khiến 70 người chết vào ngày 1/2/2012.
  8. Thảm họa ở Buenos Aires, Argentina, khiến 71 người chết vào ngày 23/6.1968.
  9. Thảm họa tại sân vận động Ibrox ở Scotland, khiến 66 người chết vào ngày 2/1/1971.
  10. Thảm họa tại sân vận động Leni, Moscow, Liên Xô (cũ), khiến 66 người chết vào ngày 20/10/1982.
  11. Thảm họa Hillsborough năm 1989.
    Thảm họa Hillsborough năm 1989.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô Nguyễn Thị Thanh Vân, Trường THCS Nguyễn Chuyên Mỹ (An Lão, Hải Phòng) trong giờ dạy Khoa học tự nhiên.

Tiến triển trong dạy học môn tích hợp

GD&TĐ - Sau 3 năm triển khai, nhiều nhà trường khẳng định việc dạy học môn tích hợp, đặc biệt môn Khoa học tự nhiên đã có những tiến triển tích cực.