10 nguyên tắc dạy con thành tài của người Do Thái

Tin tưởng trẻ, đề cao sự độc lập của trẻ, dạy con phải biết tôn trọng cha mẹ...

10 nguyên tắc dạy con thành tài của người Do Thái

Đó là những bí quyết nuôi dạy con của các cha mẹ Do Thái, giúp con họ lớn lên trở thành những người tài giỏi, theo liệt kê của Bright Side.

1. Đề cao sự độc lập

10-nguyen-tac-day-con-tro-thanh-thien-tai-cua-nguoi-do-thai

Cha mẹ bình thường cho rằng trẻ sẽ thành công nếu chúng tin mình có thể làm bất cứ điều gì. Cha mẹ Do Thái nhận thấy quan trọng hơn là trẻ nghĩ rằng nó có thể tự mình làm bất cứ điều gì. Ở Israel, bạn dễ dàng gặp những đứa trẻ mới một tuổi tự mình ăn bít tết, bởi trẻ được phép tự làm bất cứ việc gì nếu chúng có đủ khả năng.

2. Mọi việc khó lúc đầu rồi dần dần sẽ dễ

10-nguyen-tac-day-con-tro-thanh-thien-tai-cua-nguoi-do-thai-1

Để trẻ có thể độc lập, cha mẹ Do Thái luôn thừa nhận những nỗ lực của chúng. Khi trẻ có một sở thích mới, cha mẹ đều ủng hộ và khuyến khích. Cha mẹ Do Thái biết rằng, mọi việc đều khó lúc ban đầu, rồi dần dần sẽ dễ.

3. Sự tin tưởng là phần thưởng tốt nhất 

10-nguyen-tac-day-con-tro-thanh-thien-tai-cua-nguoi-do-thai-2

Cha mẹ Do Thái tưởng thưởng cho những nỗ lực của con bằng sự tin tưởng tuyệt đối. Khi trẻ được tin tưởng hoàn toàn để làm một việc gì đó, nó hiểu rằng nó đã làm tốt.

4. Bề ngoài không phải là tất cả

10-nguyen-tac-day-con-tro-thanh-thien-tai-cua-nguoi-do-thai-3

Một đứa trẻ Do Thái có thể khiến nhiều phụ huynh cảm thấy không thể hiểu nổi: chúng lấm lem bùn đất, quần áo xộc xệch... Thực tế, việc giữ cho trẻ sạch sẽ thường cần rất nhiều nỗ lực và thời gian của cha mẹ, và cha mẹ Do Thái coi đây là việc làm vô ích đối với sự phát triển của trẻ. Còn bản thân trẻ thì không bao giờ quan tâm đến vẻ bề ngoài đó.

5. Chấp nhận sự bừa bộn

10-nguyen-tac-day-con-tro-thanh-thien-tai-cua-nguoi-do-thai-4

Cha mẹ Do Thái không phiền lòng khi trẻ bày bừa, họ hiểu rằng, bọn trẻ không thể giữ mọi thứ ngăn nắp như người lớn. Đó là lý do thay vì cằn nhằn con cái, cha mẹ Do Thái cho phép chúng được thoải mái và từng bước giải thích với chúng tại sao cần gọn gàng.

6. Cho trẻ vận động đến hết năng lượng 

10-nguyen-tac-day-con-tro-thanh-thien-tai-cua-nguoi-do-thai-5

Trẻ Do Thái có thể chạy nhảy cả ngày nhưng không ai ngăn cản. Cha mẹ Do Thái hiểu rằng, cứ để cho trẻ vận động hết mình khi chúng còn trẻ, nhờ thế đến khi trưởng thành, chúng sẽ tự tin và kiên trì hơn trong các nỗ lực của mình.

7. Phải tôn trọng gia đình của mình

10-nguyen-tac-day-con-tro-thanh-thien-tai-cua-nguoi-do-thai-6

Trẻ Do Thái được phép làm nhiều thứ. Tuy nhiên, có một giới hạn mà trẻ không thể vượt qua: đó là sự tôn trọng gia đình. Nếu thả con mèo vào chậu mực, trẻ chỉ bị nhắc nhẹ nhưng nếu xúc phạm phụ huynh, trẻ sẽ bị phạt rất nặng.

8. Việc của cha mẹ luôn quan trọng

10-nguyen-tac-day-con-tro-thanh-thien-tai-cua-nguoi-do-thai-7

Trẻ Do Thái được dạy phải tôn trọng cha mẹ từ khi còn tấm bé. Mỗi đứa trẻ đều biết rằng tất cả những gì chúng làm đều không quan trọng bằng việc của cha mẹ. Vì thế, trẻ không bao giờ chờ cha mẹ làm một việc gì đó cho chúng mà chúng sẽ cố tự làm.

9. Đề cao sự tự chủ của trẻ

10-nguyen-tac-day-con-tro-thanh-thien-tai-cua-nguoi-do-thai-8

Cha mẹ Do Thái không trừng phạt con bằng cách lấy đi thứ gì đó. Thay vào đó, họ áp dụng một số quy tắc mà trẻ sẽ được lợi nhất định nếu làm một việc gì đó, nhờ thế trẻ sẽ không sợ bị phạt mà sẽ học cách sửa chữa hành vi của mình để bản thân có lợi nhất. Trẻ tự nguyện để dành thức ăn cho anh chị em vì hiểu rằng, khi cho đi một thứ thì nó có thể nhận về mình một thứ khác.

10. Không có gì không đáng chú ý

10-nguyen-tac-day-con-tro-thanh-thien-tai-cua-nguoi-do-thai-9

Cha mẹ Do Thái cho rằng, bất kỳ thành tựu nào của trẻ, kể cả những việc tưởng vớ vẩn cũng cần được khen thưởng. Thậm chí khi nhận được một chiếc vòng chỉ đính vài hạt do con làm, người mẹ Do Thái cũng thấy đó là món nữ trang đẹp và sẵn sàng khoe với mọi người.

Theo Vnexpress.net

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.