Chia sẽ áp lực của bạn
Hãy chia sẽ cảm xúc và mối lo âu mà bạn đang gặp phải với người bạn đời, thành viên trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp hoặc chuyên gia tư vấn tâm lý, có thể với bất kì ai mà bạn muốn, chỉ cần bạn cảm thấy thoải mái khi tâm sự với họ. Khi căng thẳng dồn dập đè lên đầu bạn, việc nói chuyện, chia sẻ với một ai đó sẽ khiến bạn cảm thấy nhẹ nhõm hơn.
Làm một việc mình thích
Cho dù sở thích chỉ đơn giản như trồng một cây hoa trước cửa sổ hay tham vọng hơn là vào xưởng chế biến gỗ, chỉ cần đó là điều bạn thực sự thích thú thì chặng đường “tiêu diệt” strees của bạn sẽ ngắn lại rất nhanh. Hãy luôn ghi nhớ trong đầu: điều quan trọng nhất là luôn phải tạo thời gian cho bản thân.
Thử tập yoga
Trong hàng ngàn năm qua, yoga luôn được biết đến như một vị cứu tinh bởi một số lợi ích về sức khỏe mà chúng đem lại cho người tập. Các nghiên cứu cho thấy Hatha yoga – một hình thức tập thể dục yêu cầu biến đổi các tư thế cơ thể một cách nhẹ nhàng, uyển chuyển kết hợp với thở sâu – có thể giúp hồi phục lại tinh thần sau quãng thời gian căng thẳng.
Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe, bạn nên nói chuyện và nhận tư vấn từ bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập thể dục nào.
Hít một hơi thật dài và chậm
Các bài tập thở có khả năng làm giảm căng thẳng mệt mỏi. Hít vào từ từ bằng mũi rồi thở ra từ từ kết hợp với nói một từ thư giãn (ví dụ từ ca-a-a-lm – bình tĩnh). Tạm dừng 3 giây và sau đó lặp lại bài tập này cho đến hơi thở thứ 15. Hãy thực hiện bài tập thở ít nhất một lần trong ngày để ngăn chặn và giảm tình trạng stress.
Học cách từ chối
Chúng ta đang sống trong một xã hội nơi mà nhiều người phải gồng mình lên để hoàn thành hết những công việc đã “trót” nhận. Chắc chắn điều này có lợi cho bạn về sau này, nhưng liên tục nhận lời và rồi đầu bù tóc rối với công việc (ngay cả khi đây là công việc bạn hàng mong ước) thì bạn sẽ rơi vào tình trạng stress rất nhanh và thậm chí là rơi rất sâu. Nên tốt nhất, bạn hãy học cách nói “không” với một số lời mời hay lời đề nghị.
Tắt điện thoại đi!
Bạn có cần thiết phải “kết nối” mọi lúc mọi nơi, bất kể ngày hay đêm không? Nếu không, hãy tắt nguồn điện thoại đi khoảng 10 phút mỗi ngày và gọi khoảng thời gian đó là “thời gian của tôi”, bởi trong 10 phút này bạn sẽ làm những thứ bạn thích và quên đi mọi bộn bề công việc đang đến từ đầu dây bên kia. Điều này sẽ khiến tinh thần bạn sảng khoái hơn và làm chậm phản ứuwng của căng thẳng lên cơ thể bạn.
Ăn đúng cách
Chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp bạn giải tỏa stress. Hãy ăn ít nhất hai loại trái cây và ba loại rau củ mỗi ngày. Ví dụ, một quả chuối cung cấp vitamin B6 giúp cơ thể tạo ra serotonin tăng cường tâm trạng.
Thư giãn cổ, thả lỏng vai
Hãy thử tập bài tập nhẹ nhàng này vài lần một ngày để buông bỏ mọi gánh nặng và giảm căng thẳng. Quay đầu của bạn sang một bên rồi nhẹ nhàng xoay nó, lắp đi lặp lại từ 3 đến 5 lần cho động tác này, sau đó đảo ngược hướng. Làm bài tập này ít nhất 5 lần một ngày.
Đi bộ
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyên bạn nên dành 150 phút mỗi tuần cho các hoạt động nhanh như chạy bộ,… để cải thiện sức khỏe, tinh thần. Chỉ hơn 20 phút mỗi ngày, bạn có thể tự lôi bản thân mình ra khỏi áp lực hay những bộn bề cuộc sống.
Tuy nhiên, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn trước để tìm ra một hoạt động thể chất nhanh thích hợp dành cho bạn.
Tưởng tượng những cảnh yên bình
Dành ra ít nhất 5 phút mỗi ngày để hình dung ra những cảnh tượng yên bình, ví dụ như một bãi biển tràn đầy nắng ấm hay một khu rừng xanh yên tĩnh. Tập trung vào những gì bạn thấy, nghe, ngửi để cảm nhận sự yên bình trong bó, đồng thời loại bỏ căng thẳng ở thực tại.