Con vừa sụt sịt đã cho dùng thuốc ngay là mẹ đang “đầu độc” hệ miễn dịch của con!

Tại sao cái gì cũng cần luyện tập, từ tập đi, tập viết, tập làm toán, tập làm văn, tới tập làm việc, tập buôn bán... mà hệ miễn dịch lại không luyện tập cho nó?

Con vừa sụt sịt đã cho dùng thuốc ngay là mẹ đang “đầu độc” hệ miễn dịch của con!

Tuần rồi, mình có nói chuyện với mấy người bạn có con nhỏ đang bị bệnh. Tâm trạng chung đều là lo lắng, dằn vặt, hoang mang, mệt mỏi… Xu Sim ngày xưa cũng mũi dãi xanh lè, ho xé ruột, rồi ói như cầu vồng, sốt cao tới 39, 40 độ, thở khò khè như viêm phổi… rồi có khi tiêu chảy tới chục lần một ngày… Quần áo, ga giường, gối nệm tanh nồng. Có lần rối ruột nhìn Xu khò hử, xanh lét, ốm sốt cả tuần chưa khỏi, tôi đã thắp nhang lạy trước bàn thờ, xin mình có thể đau ốm thay con.

Mẹ tôi có câu thần chú: "Phải dập ngay từ đầu bằng thuốc kháng sinh mạnh. Không dập ngay thì mai mốt nó sẽ nặng lên khổ lắm, hoặc rồi nó dai dẳng thành bệnh mãn tính!"…

Mấy lần khám ở BV Nhi Đồng, BS đều cho thuốc rất nhạy. Uống sáng thì trưa khỏi, uống trưa thì chiều dứt ngay các triệu chứng ho, sổ mũi, sốt, bỏ ăn... kỳ diệu như thuốc tiên. Nhưng khi tôi dò thành phần của thuốc thì đa số đều có hại cho trẻ con, như corticoid, dexamethason...

Con vừa sụt sịt đã cho dùng thuốc ngay là mẹ đang đầu độc hệ miễn dịch của con! - Ảnh 1.

Tâm lý chung của các mẹ là muốn con khỏi ngay từ khi bắt đầu có những dấu hiệu bệnh đầu tiên nên rất nhiều người đã chọn cách cho con uống thuốc ngay.

Bác sĩ Đoàn, là người nói với tôi suốt rằng: "Thuốc không mang lại sức khỏe! Đừng can thiệp bằng thuốc sớm quá. Uống thuốc, dù đúng liều, đúng bệnh chăng nữa, cũng không hoàn toàn tốt. Khi "can thiệp" sớm bằng thuốc là bạn đã làm giảm khả năng miễn dịch tự nhiên của con. Giảm khả năng miễn dịch tức là giảm khả năng chống chọi với bệnh tật la liệt ngoài cuộc sống sau này".

Thuốc không phải chiếc chìa khóa vạn năng. Dựa vào thuốc nhiều quá là nguy hiểm cho chính con mình.

Tôi cứ tưởng tượng nôm na thế này, con chúng ta vừa bước vào một trận chiến, chưa đánh đấm được gì, chưa hiểu quân địch mặt mũi, súng đạn thế nào, chưa hiểu tương quan lực lượng giữa ta với địch là thế nào, chúng ta đã vội kêu quân tới tiếp viện, trang bị toàn vũ khí hạng nặng. Dập ngay phát đầu tiên chúng chết hết. Cứ thế hoài, cứ dựa vào quân tiếp viện của mẹ hoài, thì sao? Trận chiến này có thể thắng vì có mẹ giúp sức, nhưng trên cả cuộc chiến suốt đời người thì chính chúng ta đã tước đi của con cơ hội được luyện tập, được chiến đấu với virus, với bệnh tật.

Việc tiêm vắc xin nó cũng tương tự một trận diễn tập thôi. Bác sĩ sẽ tiêm vào cơ thể bé những con virus đã được làm yếu, để cơ thể bé chiến đấu và chiến thắng. Lần sau khi có con virus thực sự tới, thì cơ thể chỉ cần mang đúng những chiến lược đã đúc rút lại từ lần diễn tập giả ra xài lại. Biết địch biết ta trăm trận trăm thắng!

Tại sao cái gì cũng cần luyện tập, từ tập đi, tập viết, tập làm toán, tập làm văn, tới tập làm việc, tập buôn bán... mà hệ miễn dịch lại không luyện tập cho nó?

Con vừa sụt sịt đã cho dùng thuốc ngay là mẹ đang đầu độc hệ miễn dịch của con! - Ảnh 2.

Tại sao trong chuyến đi picnic, có bé đạp gai góc cũng vô tư còn con chỉ cần muỗi đốt, hay trầy xước tí teo mà cũng bị làm mủ hoài không khỏi? Đó chính là khả năng miễn dịch của mỗi người khác nhau.

Tại sao cùng hội đá bóng trong một cơn mưa mà có bạn ngày mai vẫn đi học ngon lành, có bạn sụt sùi cảm nguyên một tuần? Tại sao trong chuyến đi picnic, có bé đạp gai góc cũng vô tư còn con chỉ cần muỗi đốt, hay trầy xước tí teo mà cũng bị làm mủ hoài không khỏi? Đó chính là khả năng miễn dịch của mỗi người khác nhau.

Hầu hết chúng ta đều có tế bào ung thư, kể cả trẻ em, nhưng phần lớn những tế bào ung thư này đều bị hệ miễn dịch tiêu diệt khi bị phát hiện. Các nhà nghiên cứu về ung thư đều đồng ý rằng một hệ miễn dịch tốt là yếu tố quan trọng nhất để phòng và chống lại bệnh ung thư, mặc dù không được 100% .

Một người có hệ miễn dịch khỏe mạnh nếu bị mắc ung thư thì dễ được chữa trị hơn người có hệ miễn dịch yếu. Nên rèn luyện hệ miễn dịch của mình, để chống ung thư và hàng đống bệnh khác trên đường đời sau này.

Hơn nữa, thuốc nào cũng có những tác dụng phụ. Hãy thử đọc tờ hướng dẫn sử dụng dài dằng dặc mà xem, tác dụng phụ nào nghe cũng nguy hiểm cả. Là một bà mẹ 7x hay 8x, rất có khả năng bạn cũng đang buồn rầu vì hàm răng xỉn màu do tetraxilin phải không?

Tốt nhất là tìm được một thầy thuốc thực sự có tài, có tâm. Và nếu xác định được những bệnh này do virus thì cứ để con tự "chiến đấu" thêm một thời gian, rồi xem tình hình thế nào, nếu con cầm chắc thua cuộc, khi đó bạn và thuốc hãy tới ứng cứu.

Mình thấy nhiều bố mẹ thấy con mới hắt hơi, sổ mũi, ho một vài ngày đã đi ra tiệm thuốc mua thuốc. Ở tiệm thuốc, người mua chỉ kể vài triệu chứng bệnh rồi người bán lấy thuốc, không thăm khám gì. Nhân viên hiệu thuốc, cũng mặc áo blouse trắng đấy, nhưng thậm chí chỉ cần tốt nghiệp phổ thông cơ sở, học 1, 2 năm vào thứ 7 và chủ nhật, đã có bằng dược tá ra trường. Vậy mà ta toàn mời họ kê đơn thay bác sĩ, những người khổ luyện suốt ít nhất là 6 năm! Bằng dược sĩ in trên biển hiệu hầu như là bằng đi thuê không à! Và sợ nhất là cái kiểu bán "Một cữ hay hai cữ? Một ngày, hai ngày thuốc?". Kháng sinh mà bán như bán rau, uống linh tinh, không theo đủ liệu trình thì cơ thể sẽ nhanh chóng bị lờn thuốc, còn vi khuẩn thì được tập trận, ngày càng mạnh hơn.

Con vừa sụt sịt đã cho dùng thuốc ngay là mẹ đang đầu độc hệ miễn dịch của con! - Ảnh 3.

Nhiều bố mẹ thấy con mới hắt hơi, sổ mũi, ho một vài ngày đã đi ra tiệm thuốc mua thuốc.

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng (Trung Tâm Oxy Cao Áp Tp. HCM) đã từng kêu ầm lên: "Thật là sợ hãi, tôi đã đi bao nhiêu đất nước, nhưng không nơi đâu các tiệm thuốc lại thoải mái như ở Việt Nam!". Tiệm thuốc mọc lên san sát trên khắp các con phố, người dân cứ nườm nượp tự vào mua thuốc. Có phải do dân mình quen bất chấp tính mạng?

Ông Jeffery Kobza, quyền Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam cũng cảnh báo: "Cuộc khủng hoảng kháng thuốc kháng sinh đang lan rộng, nhất là ở những nước đang phát triển ở vùng Đông Nam Á. Nhiều bệnh nhiễm trùng trước đây có thể điều trị dễ dàng bằng kháng sinh thì giờ lại đe dọa tính mạng. Sự phát triển của kháng thuốc nhanh hơn sự phát triển của thuốc mới. Chúng ta có thể quay trở lại kỷ nguyên trước khi có kháng sinh".

À quên, các mẹ cũng đừng lạm dụng các loại cây cỏ, thuốc đông y nhé! Họ không ghi tác dụng phụ, đó là họ chưa đi thống kê, chứ không hẳn là không có tác dụng phụ đâu!

Cuộc đời con còn rất dài, các mẹ ạ, PHẢI KIÊN NHẪN!

Theo afamily.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Loài khỉ Jigokudani ngâm mình trong nước nóng vào mùa Đông.

Động vật tránh rét như thế nào?

GD&TĐ - Đào hang, tắm suối nước nóng, 'sống chậm' là những cách giúp các loài động vật chống chọi với cái rét khắc nghiệt trong tự nhiên.

Công ty TNHH DIGI TEXX Việt Nam ký kết Biên bản ghi nhớ với các Trung tâm GDNN - GDTX trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Ảnh: CTV

Trung tâm GDTX - GDNN: Vực dậy cách nào?

GD&TĐ - Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo… là những giải pháp căn cơ để các trung tâm GD nghề nghiệp - GD thường xuyên tồn tại và phát triển bền vững.

Hệ thống phòng không Patriot.

Nhận thêm Patriot để chặn Oreshnik?

GD&TĐ - Đức cùng Đan Mạch đã cung cấp cho Ukraine thêm 15 xe tăng Leopard, gửi một hệ thống IRIS-T SLS, một IRIS-T SLM và tăng cường Patriot.

Rashford công khai đòi rời Man Utd

Rashford công khai đòi rời Man Utd

GD&TĐ - Marcus Rashford tuyên bố "sẵn sàng cho thử thách mới" sau khi bị gạch tên khỏi trận Man Utd thắng Man City 2-1 ở vòng 16 Ngoại hạng Anh.