Không chủ quan với bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ

GD&TĐ - Tiêu chảy cấp là bệnh thường xảy ra vào thời điểm giao mùa. Bệnh có tỉ lệ tử vong cao hàng đầu ở trẻ nhỏ nhất là trẻ bị suy dinh dưỡng. Một trong những biện pháp hữu hiệu để rút ngắn thời gian mắc bệnh cũng như giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ khi mắc căn bệnh này là điều trị thông qua chế độ dinh dưỡng.  

Để trẻ sớm hồi phục sức khỏe khi bị tiêu chảy cấp cần chăm sóc đúng thông qua chế độ dinh dưỡng.
Để trẻ sớm hồi phục sức khỏe khi bị tiêu chảy cấp cần chăm sóc đúng thông qua chế độ dinh dưỡng.

Tỷ lệ tử vong cao ở trẻ suy dinh dưỡng

Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng hoặc nhiều nước trên 3 lần mỗi ngày. Tiêu chảy cấp có biểu hiện nôn nhiều, sốt cao, đi ngoài nhiều lần mỗi ngày. Theo Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm toàn cầu có khoảng 1,4 tỷ lượt trẻ em dưới 5 tuổi mắc bệnh tiêu chảy và có tới 4 triệu trẻ tử vong vì căn bệnh này. Ở Việt Nam, theo thống kê của ngành Y tế, quý 1/2018, tỉnh Hòa Bình có số ca mắc tiêu chảy tăng 507 ca (chiếm 30,3%) so với cùng kỳ năm 2017; Quảng Trị ghi nhận 410 ca; Huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An ghi nhận 393 trường hợp tăng 91 ca so với cùng kỳ năm ngoái… Nguyên nhân gây tiêu chảy do nhiễm trùng, vi khuẩn, ký sinh trùng… Trong đó, quan trọng là do chế độ ăn cho trẻ chưa hợp lý.

Các chuyên gia Phòng khám Dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh cho biết, không ít bà mẹ đã mắc sai lầm trong chăm sóc và điều trị tiêu chảy cho trẻ tại nhà. Nhiều người trong quá trình chăm sóc trẻ cho rằng, hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu, chưa hấp thụ được chất dinh dưỡng nên chỉ cho trẻ ăn cháo trắng và kiêng các thực phẩm giàu dinh dưỡng khác. Chính sự thiếu hiểu biết này là nguyên nhân khiến nhiều trẻ tử vong do bị mất nước, mất điện giải và suy dinh dưỡng.

GS.TS Lê Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương trong chương trình Sống khỏe mỗi ngày phát sóng trên chương trình VTV2, Đài THVN cho biết: “Trẻ bị mất nước, mất điện giải sau đó bị suy dinh dưỡng. Tiêu chảy và suy dinh dưỡng tạo thành một vòng tròn bệnh lý: Khi trẻ bị suy dinh dưỡng thì rất dễ bị tiêu chảy cấp, khi trẻ bị tiêu chảy cấp lại rất dễ bị suy dinh dưỡng và mắc các bệnh nhiễm trùng khác. Vì vậy, trẻ bị tiêu chảy cấp có nguy cơ tử vong ngay hoặc bị ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài”.

Chế độ ăn cho trẻ tiêu chảy cấp

Một chế độ ăn khoa học và hợp lý cần được phải áp dụng cho trẻ khi mắc bệnh tiêu chảy cấp. Cũng theo các chuyên gia của Phòng khám Dinh dưỡng, khi trẻ bị tiêu chảy cấp, cần nhanh chóng bổ sung kịp thời đủ dịch cho trẻ để điều chỉnh, phòng mất nước, mất điện giải bằng cách uống nhiều nước hơn bình thường với nước đun sôi để nguội, ORS (oresol) hoặc các dung dịch từ thực phẩm như cháo, nước cháo muối, nước gạo rang, nước cơm… và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, người chăm sóc cần lưu ý cho trẻ ăn đủ và đúng cách để tránh suy dinh dưỡng và tử vong.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, nên cho trẻ ăn càng nhiều càng tốt. Sau khi khỏi tiêu chảy, để giúp trẻ phục hồi nhanh và tránh suy dinh dưỡng, cần cho trẻ ăn thêm mỗi ngày một bữa trong hai tuần liền. Với trẻ bị tiêu chảy kéo dài thì phải cho trẻ ăn thêm mỗi ngày một bữa và kéo dài tối thiểu một tháng.

Trẻ dưới 6 tháng tuổi bị tiêu chảy cấp cần cho trẻ bú liên tục nhiều lần trong ngày. Trong trường hợp người mẹ mất sữa hoặc ít sữa cần dùng các loại sữa không có đường lactose hoặc sữa đậu nành với công thức mà trước đó trẻ vẫn ăn nhưng pha loãng 1/2 trong vòng 2 ngày.

Trẻ ngoài 6 tháng vẫn duy trì cho bú sữa mẹ. Nếu dùng sữa động vật thì pha loãng bằng nước cháo để giảm nồng độ đường lactose. Đối với trẻ ăn dặm, mỗi bữa cho trẻ ăn ít nhưng chia thành nhiều bữa trong ngày. Thực đơn mỗi bữa ăn cần đảm bảo đủ năng lượng như gạo, khoai kết hợp với chất giàu protein như thịt, tôm, cá, trứng, dầu ăn, mỡ… và đặc biệt là rau xanh để bổ sung vitamin và các yếu tố vi lượng. Bữa ăn của trẻ trong thời gian bị tiêu chảy cấp nên chế biến dưới dạng bột, súp, cháo. Thức ăn cần mềm, nấu nhuyễn, nấu loãng hơn bình thường và cho trẻ ăn ngay để đảm bảo vệ sinh cũng như giảm nguy cơ bội nhiễm. Để tăng lượng kali, carotene, beta, vitamin C… cần cho trẻ ăn thêm quả chín như chuối, đu đủ, cam, xoài…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Loài khỉ Jigokudani ngâm mình trong nước nóng vào mùa Đông.

Động vật tránh rét như thế nào?

GD&TĐ - Đào hang, tắm suối nước nóng, 'sống chậm' là những cách giúp các loài động vật chống chọi với cái rét khắc nghiệt trong tự nhiên.

Công ty TNHH DIGI TEXX Việt Nam ký kết Biên bản ghi nhớ với các Trung tâm GDNN - GDTX trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Ảnh: CTV

Trung tâm GDTX - GDNN: Vực dậy cách nào?

GD&TĐ - Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo… là những giải pháp căn cơ để các trung tâm GD nghề nghiệp - GD thường xuyên tồn tại và phát triển bền vững.

Hệ thống phòng không Patriot.

Nhận thêm Patriot để chặn Oreshnik?

GD&TĐ - Đức cùng Đan Mạch đã cung cấp cho Ukraine thêm 15 xe tăng Leopard, gửi một hệ thống IRIS-T SLS, một IRIS-T SLM và tăng cường Patriot.

Rashford công khai đòi rời Man Utd

Rashford công khai đòi rời Man Utd

GD&TĐ - Marcus Rashford tuyên bố "sẵn sàng cho thử thách mới" sau khi bị gạch tên khỏi trận Man Utd thắng Man City 2-1 ở vòng 16 Ngoại hạng Anh.