Yếu tố nhạy cảm trong văn chương: Có cần ranh giới!

GD&TĐ - Mới đây, tác phẩm “Chim ưng và chàng đan sọt” của tác giả Bùi Việt Sỹ vừa đoạt giải C Sách hay giải thưởng Sách quốc gia vấp phải nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận. 

Yếu tố nhạy cảm trong văn chương: Có cần ranh giới!

Nguyên nhân là bởi nội dung cuốn sách có những đoạn mô tả cảnh quan hệ tình dục của nhân vật lịch sử Trần Khánh Dư với công chúa Thiên Thụy bị độc giả nhận xét là “dung tục không khác gì sách khiêu dâm”.

Bị phản ứng vì ... dung tục và thô thiển

“Chim ưng và chàng đan sọt” là tiểu thuyết dã sử viết về danh tướng Phạm Ngũ Lão trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông của nhà Trần thế kỷ thứ 13, từng được giải B cuộc thi Tiểu thuyết của Hội nhà văn.

Trang văn gây xôn xao khi mô tả mối tình của Trần Khánh Dư, một danh tướng nhà Trần, tước danh Nhân Huệ Vương, với công chúa Thiên Thuỵ. Chi tiết này khiến nhiều độc giả chỉ trích, cho rằng tác phẩm gợi dục với từ ngữ thô thiển.

Độc giả Trần Trực bình luận: “Tôi nghĩ rằng với mỗi dân tộc thì văn hóa và lịch sử là hồn cốt để dân tộc đó tồn tại và phát triển. Vì vậy khi viết gì về lịch sử và văn hóa dân tộc cần hết sức cẩn trọng, không vì để chiêu khách bán sách lấy tiền mà viết lung tung, có thể là bậy bạ được; đặc biệt về các nhân vật lịch sử, danh nhân dân tộc, tướng tài... thì càng phải tôn kính thận trọng...”.

Độc giả Thụy Khanh bình luận: “Trần Khánh Dư là nhân vật lịch sử chính diện, vì vậy, viết về ông ấy (dù là tiểu thuyết lịch sử) cần thận trọng, không phải muốn chế thế nào cũng được. Tả cảnh sex cũng phải có trình độ và sự tinh tế...”.

Nhiều người lo ngại, khi cuốn sách đến tay học sinh sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến độc giả nhỏ tuổi. Có ý kiến cho rằng cần tẩy chay, thu hồi cuốn sách...

Giới hạn nào cho hư cấu văn chương?

Chia sẻ về vấn đề hư cấu trong văn chương, dịch giả Nguyễn Quốc Vương, nguyên GV Trường ĐH SP Hà Nội, tác giả của cuốn sách “Đi tìm triết lý giáo dục VN” chia sẻ, khi viết về đề tài lịch sử, chọn những nhân vật lịch sử làm nhân vật chính, người viết càng phải cân nhắc thận trọng, những chi tiết nào có thể hư cấu nhưng cũng không thể hư cấu quá mức và thể hiện dưới hình thức trần trụi. Viết về lịch sử mà lấy yếu tố sex làm bàn đạp thì không thể hay được. Các tác phẩm sử học đã bị hạn chế trong tiếp cận sự thật thì văn chương cần viết chân thực, tinh tế.

“Giải thưởng văn chương chính thống ngày càng mất thiêng. Tiểu thuyết lịch sử thì phải có bối cảnh lịch sử, không khí lịch sử từ tư duy, trang phục, vũ khí, ngôn ngữ, tình cảm... Không có chi tiết, không có chiều sâu thì không thể là tác phẩm lịch sử.

Nếu nhà văn không đọc, nghiên cứu tư liệu, điền dã các vùng đất nhân vật đã sống, hoạt động và đặc biệt là không hiểu sâu sắc hiện tại thì không thể nào viết hay được và không chinh phục được độc giả”.

Thực tế hiện nay, trong văn học, sự thể hiện con người tự nhiên, bản năng đã trở nên bình thường nhưng đối với lịch sử và nhân vật lịch sử thì vẫn rất “nhạy cảm”. Nhà văn phải giữ thái độ trân trọng với văn chương, với lịch sử. Điều quan trọng là người viết tác phẩm lịch sử phải có trách nhiệm với nhân vật.

Thiết nghĩ, yếu tố nhạy cảm trong tác phẩm nghê thuật nói chung và tác phẩm văn học nói riêng cần sự hài hòa giữa mỹ cảm và dục cảm. Nên chăng cần phải đưa ra những quy định về yếu tố tính dục trong các tác phẩm văn học, đặc biệt là những tác phẩm viết về đề tài lịch sử?

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

9 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư vú

9 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư vú

GD&TĐ - Ung thư vú phủ bóng đen lên cuộc sống của vô số người trên toàn cầu, ảnh hưởng đến những người mắc bệnh và gia đình của họ.

Nhà ngoại giao Anh bị trục xuất.

Nga trục xuất nhà ngoại giao Anh

GD&TĐ - Một nhân viên Đại sứ quán Anh tại Moscow đã bị coi là mối đe dọa an ninh sau khi bị phát hiện có sự không thống nhất trong giấy tờ của ông.